+65 6496 5505

325 West Touhy Avenue 
Park Ridge, IL 60068 USA

Liên hệ với chúng tôi

Các trang web hữu ích khác

  • Dành cho công ty
  • Gian hàng MDRT
  • Quỹ từ thiện MDRT
  • MDRT Academy
  • MDRT Center for Field Leadership
  • Media Room

Chi nhánh MDRT:

  • Hàn Quốc
  • Nhật Bản
  • Đài Loan (Trung Quốc)

Bản quyền Million Dollar Round Table 2025®

Tuyên bố miễn trừ trách nhiệmChính sách bảo vệ Quyền Riêng tư

Có bao người trong số các bạn đã phải đứng trước đám đông và nói chuyện? Vâng, nếu bạn từng phải làm điều đó, thì phần cuối của bài nói chuyện này sẽ thực sự hữu ích với bạn, tôi nghĩ vậy. Tôi có vinh dự thực hiện năm TED Talk (bài nói chuyện TED) và sân khấu TED là một nơi thật đáng sợ. Tôi cũng đã diễn thuyết ở nhiều nơi trên thế giới, nói chuyện tại các hội nghị, sự kiện lớn và tôi thực sự vui mừng truyền tải đến các bạn một vài điều tôi đã học được trong những năm qua.

Ngay bây giờ chúng ta hãy cùng xem xét lại những luận điểm chính của cuốn sách và tất cả các công trình của tôi, đó là nghe và nói không thật sự liên quan với nhau theo đường thẳng như ta vẫn tưởng. [hình ảnh] Đây là một quan niệm sai lầm phổ biến. Thực sự, nghe và nói là một mối quan hệ vòng tròn. Cách tôi nói tác động tới cách bạn nghe, cách bạn nghe tác động tới cách tôi nói và hơn thế nữa, cách tôi nói sẽ tác động tới cách bạn nói và cách tôi nghe sẽ tác động tới cách bạn nghe. Do đó vì sao nếu điều cốt lõi của bạn là xây dựng mối quan hệ, thì được ai đó thấu hiểu cũng tốt và quan trọng như trở thành một người lắng nghe giỏi và có kỹ năng nói hay.

Chúng ta sẽ cùng bàn về những điều này và như tôi đã nói hôm trước, chúng không phải luôn diễn ra trong một bối cảnh lý tưởng. Hôm nay tôi không có thời gian để đi sâu vào bối cảnh. Tôi có một TED Talk đầy đủ về kiến trúc tiếng nói và tác động của nó lên việc giao tiếp của chúng ta, khoảng không xung quanh và tiếng ồn xung quanh chúng ta. Tuy nhiên, chúng ta không nói về những điều đó ngày hôm nay. Tôi chỉ muốn các bạn để ý tới bối cảnh và có thể lập kế hoạch về bối cảnh. Nếu bạn cần có một cuộc nói chuyện quan trọng, hãy nghĩ về địa điểm và liệu vấn đề cách âm và tiếng ồn có hỗ trợ bạn không hay thực sự cản trở bạn.

Bây giờ, có ba hệ quả của việc nói hay và nghe rõ, và đó là những yếu tố quan trọng. Nếu bạn giỏi về kỹ năng nghe và nói, điều đó sẽ mang lại hạnh phúc và sự hiệu quả cho bạn trong cuộc sống của một con người — trong công việc điều đó sẽ tạo nên sự khác biệt trên thế giới, dù bạn có làm việc gì — và cũng tác động tới sức khỏe của bạn, dù bạn mạnh khỏe tới đâu. Ba điều này là hệ quả, nên rất đáng để chúng ta làm cho đúng. Ngoài ra, tôi muốn đưa ra một gợi ý, các bạn có thể thực hiện trong đầu hoặc viết ra giấy nếu muốn, hãy đặt ra mục tiêu sẽ rút ra được ba điều hay, ba hành động. Tôi hy vọng đây không phải là kiểu bài nói chuyện mà bạn sẽ nói, “Ồ vâng, điều này thật là thú vị. Tôi không thể nhớ anh ta đã nói gì, nhưng rất là hay.”

Các bạn thấy sao nếu ba điều bắt đầu với “Tôi sẽ” hoặc “Tôi không.” Thế còn nghe tôi nói qua lăng kính đó và chọn lấy ba điều sẽ tạo ra sự khác biệt trong đời bạn mà bạn sẽ thay đổi nhờ vào những điều chúng ta sẽ thảo luận thì sao? Đó là một lời mời dành cho các bạn.

Ngoài ra, trong bài nói chuyện, tôi sẽ giới thiệu với các bạn vài bài luyện tập, vài điều tôi gợi ý bạn nên làm. Những điều giống như màn hình xanh to lớn này; bạn không thể bỏ lỡ chúng. [hình ảnh] Tất nhiên, hãy chụp màn hình lại, nhưng các bạn sẽ có tất cả những hình ảnh này sau khi kết thúc, nên hãy thư giãn và chỉ nên quan tâm tới việc, “Ồ, đó là những điều tôi nên làm khi về nhà.”

Bây giờ, tại sao chúng ta không làm những điều này thật tốt? Thế giới thật sự đang chú tâm tới những điều này, phải không? [hình ảnh] Những căn phòng, khoảng không được thiết kế cho con mắt; chúng ta rất để ý đến giao tiếp thị giác. Khi bạn nghĩ đến giao tiếp — email, tin nhắn văn bản, tin nhắn tức thời — tất cả đều liên quan tới đôi mắt và ngón tay. Nói đã tồn tại từ rất lâu so với viết, khoảng 100.000 năm. Thật ra chúng ta mới chỉ sử dụng thứ ngôn ngữ phức tạp là viết được 4.000 năm. Chúng có những điểm mạnh và điểm yếu khác nhau. Tôi không nói là viết không phải là điều tuyệt vời. Tôi đang nói là chúng ta đã quên mất một số ích lợi của ngôn ngữ nói. Chúng ta gửi email cho ai đó nhiều hơn bao nhiêu lần so với gọi điện cho họ, cách nào thì có tác động lớn hơn nếu bạn có một thông điệp quan trọng cần truyền đạt?

Bây giờ, giao tiếp bằng văn bản dần trở thành một cơn bão tuyết mờ mịt. Tôi không biết các bạn ra sao nhưng với tôi là một trận chiến không ngừng để kiểm soát được hộp thư đến của mình. Tôi biết những người có đến 2.000 thư trong hộp thư đến của họ và điều đó giống như phải kéo theo mình một bức tượng khổng lồ phải không? Do vậy đầu vào này luôn ảnh hưởng đến cách chúng ta lắng nghe. Thực sự chúng ta trở nên khá vô thức trong mối quan hệ của mình với âm thanh. Ý của tôi là lần cuối cùng bạn nghĩ tới âm thanh là khi nào? Và dẫu sao thì âm thanh tác động tới bạn theo bốn cách mạnh mẽ. Do nói là âm thanh, tôi nghĩ điều quan trọng là làm cho các bạn có hiểu biết cơ bản về điều này, nên tôi sẽ chia sẻ với các bạn bốn cách nói trên.

Mỗi âm thanh đều tác động tới bạn theo bốn cách; đây là cách đầu tiên. [âm thanh] Tiếng ồn thế này ở xung quanh là lý do khiến chúng ta trở nên vô thức. Tôi sẽ nói tới cách đầu tiên âm thanh tác động tới bạn. [âm thanh] Nghe thật êm dịu. Đó là một liều cortisol nho nhỏ dành cho hormone chiến-hay-chạy của bạn. [âm thanh] Nếu đồng hồ báo thức của bạn ở nhà kêu như thế này, vui lòng hãy thay tiếng chuông; sẽ không tốt nếu bạn giật mình thức dậy bất thình lình như vậy. Nghe là giác quan cảnh báo quan trọng của bạn. Bạn sẽ diễn giải bất kỳ âm thanh bất thình lình hoặc không giải thích được như một mối đe dọa; nó là cách để được an toàn. Do vậy âm thanh tác động tới nhịp tim, nhịp thở, việc tạo hormone và thậm chí sóng não của bạn. Tôi có thể làm bạn bình tĩnh lại với một chút tiếng sóng vỗ êm đềm, một vài tiếng động bên ngoài cũng vậy. [âm thanh] Đây là một âm thanh rất dễ chịu. Nếu bạn từng có vấn đề với giấc ngủ, hãy sử dụng âm thanh này. Đó là một cách tuyệt vời để ru bạn ngủ. Tôi không để âm thanh này kéo dài lúc này nếu mọi sự đều tốt đẹp.

Cách thứ hai âm thanh tác động tới bạn là về mặt tâm lý. Đoạn nhạc này sẽ không khiến bạn cảm thấy hạnh phúc; nó không được thiết kể để bạn cảm thấy hạnh phúc. [âm thanh] Âm nhạc có tác động rất lớn đến tình cảm trong mọi lúc và không phải là âm thanh duy nhất làm thay đổi cảm xúc của bạn. Ở công ty của tôi, The Sound Agency, chúng tôi dùng tiếng chim hót ở rất nhiều chỗ vì mọi người cảm thấy an toàn khi nghe tiếng chim hót. Trong hàng trăm ngàn năm, chúng ta đã học được rằng khi chim hót như vậy, mọi sự nói chung đều an toàn. Ngoài ra, đó là đồng hồ báo thức tự nhiên — đã đến lúc thức dậy và tỉnh táo — do vậy đây là âm thanh rất tốt để đánh thức bạn dậy.

Cách thứ hai âm thanh tác động tới bạn là có tính nhận thức. Bạn không thể hiểu nếu hai người đang nói cùng lúc hoặc, trong trường hợp này, một người đang nói tới hai lần. [âm thanh] Bạn không thể làm được như vậy, đúng không? Con người chúng ta có thể theo dõi một lúc 1,6 cuộc nói chuyện, do đó nếu bạn làm việc tại một văn phòng mà ồn như vậy, cực kỳ khó để tập trung nếu bạn nghe được cuộc nói chuyện. [âm thanh] Bây giờ, bạn có thể biết đây là gì từ trải nghiệm riêng của mình. Một kiến trúc mở (không vách ngăn) sẽ rất tuyệt để hợp tác, nhưng để tập trung tâm trí thì chẳng có giá trị gì cả. Và, không may, chúng ta thực sự đang rơi vào cái bẫy cho rằng có một cỡ thích hợp cho tất cả các văn phòng và xây dựng phòng mở trên toàn thế giới. Chúng ta cần chỗ làm việc yên tĩnh và đó là một bài nói chuyện hoàn toàn khác. Chúng ta sẽ tiếp tục.

Cách cuối cùng âm thanh ảnh hưởng đến bạn là về hành vi, do vậy hãy tự hỏi, Người này có lái xe ở tốc độ ổn định 28 dặm một giờ không? Có thể không; kiểu âm thanh này sẽ thay đổi hành vi của bạn theo những cách tương đối cơ bản. [âm thanh] Rất đơn giản, chúng ta sẽ tránh né âm thanh khó chịu nếu có thể, do đó nếu tôi bật âm thanh này lên và để đó trong khoảng 45 phút tiếp theo hoặc gần như vậy và đi ra bờ biển, tất nhiên bạn cũng sẽ làm vậy. [âm thanh] Vậy là chúng ta có khuynh hướng thoát khỏi âm thanh khó chịu thậm chí khi chúng ta không có ý thức về điều đó. Âm thanh thay đổi hành vi của bạn rất mạnh mẽ; tôi sẽ cho bạn một ví dụ tuyệt vời về cách thức điều đó diễn ra như thế nào.

Đây là một nghiên cứu của vài học giả. Tại một cửa hàng có hai gian trưng bày trong một siêu thị, một với vang Pháp, một với vang Đức. Trình bày thị giác giống hệt nhau. Không có gì giữa hai quầy hàng; tất cả họ làm là thay đổi âm nhạc, vậy là ngày đầu tiên thì mở nhạc này, ngày thứ hai thì mở nhạc kia. Vậy chuyện gì đã xảy ra? Vào ngày mở nhạc Pháp, cứ năm chai vang Pháp bán ra thì có một chai vang Đức được bán, điều này chẳng có gì ngạc nhiên vì vang Pháp thường bán chạy hơn trên toàn cầu. Nhưng trong ngày mở nhạc Đức, cứ hai chai vang Đức bán ra thì mới có một chai vang Pháp được bán. Không phải bạn và tôi bước vào tiệm và nói, “A! Nhạc Đức. Do đó, mình nên mua vang Đức.” Sự việc không diễn ra như vậy. Đây là vô thức và đó là việc âm thanh đã tác động đến bạn và hành vi của bạn mỗi ngày nhiều đến mức nào. Bạn nên nhận thức âm thanh xung quanh mình để có thể nhận thức được liệu những tác động này đang hỗ trợ hoặc ngăn cản bạn.

Bây giờ, chúng ta hãy cùng nhìn vào mặt tối của việc giao tiếp. Tất nhiên, mặt tối trong “Chiến tranh giữa các vì sao” đến từ nỗi sợ, và mặt tối của giao tiếp cũng vậy; tất cả là về nỗi sợ. Hai điều tôi vừa nói tới này tuyệt đối quan trọng. Bề ngoài bảnh bao — bản năng của con người là trông bảnh bảo và tôi nghĩ điều đó dẫn đến cách nói chuyện có tính cạnh tranh — phải trông to lớn hơn và xinh đẹp hơn người khác. Điều này ảnh hưởng đến cách viết diễn văn, đó là nghĩ tới bài nói chuyện thông tuệ kế tiếp của mình thay vì lắng nghe người ngồi trước mặt. Nếu vẻ ngoài bảnh bao làm động lực cho giao tiếp của bạn, nếu bạn chỉ muốn trông bảnh bao trước mọi người, điều này không hiệu quả. Mọi người thường sẽ cảm nhận được điều đó. Tất nhiên, ngoài trông bảnh bao, một điều khác chúng ta còn mong muốn hơn là mình đúng và cách dễ nhất để mình đúng là khiến ai đó sai. Có một câu nói rất hay, đó là, “Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng,” và tôi nghĩ có rất nhiều sự thật trong câu nói này.

Nếu nói đúng [sự thật] là động lực cho giao tiếp thì việc này có khuynh hướng biến người khác thành sai. Đó là chê bai người khác và là một vấn đề trong quá trình giao tiếp; nó không hướng đến thấu hiểu người khác. Hai việc này hiển nhiên nằm sau những gì được tôi gọi là bảy trọng tội và tôi sẽ nhanh chóng giới thiệu với các bạn những điều này — bảy trọng tội trong giao tiếp. Tôi không nói đừng bao giờ phạm bảy điều này; tôi nói rằng nếu bạn thực hiện nhiều lần những điều này, nếu chúng trở thành thói quen của bạn, chúng sẽ ngăn trở bạn lắng nghe, đồng thời ngăn trở bạn được thấu hiểu và giao tiếp hiệu quả với người khác. Vậy bảy trọng tội đó là gì? Đây là tội lỗi đầu tiên: tám chuyện. Ở đây ý tôi là nói xấu ai đó khi họ không có mặt. Điều đó không tốt, thường xuyên đó là những câu chuyện bịa đặt hoặc thêu dệt và không phải sự thật. Và bạn biết rằng, dù nghe tám chuyện rất hấp dẫn, khi bạn bỏ đi, họ sẽ tám chuyện về ai? Đó là về bạn. Nếu bạn có thói quen tám chuyện, đây là một dạng giao tiếp thực sự sẽ làm hại đến sự tôn trọng người khác dành cho bạn. Hãy cố tám chuyện ít thôi.

Trọng tội thứ hai là kết án, phán xét và soi mói. Điều này rất phổ biến. Thật không may, có những người luôn muốn tìm ra lỗi ở người khác. Bạn có biết người nào giống vậy không? Bạn có thể đã làm việc cùng những con người như vậy — không có điều gì đủ tốt; mọi thứ cần bị đổ lỗi và phán xét. Thật không dễ để ở gần những người như vậy.

Trọng tội thứ ba là tính tiêu cực. Vào cuối đời mình, buồn thay mẹ tôi trở nên rất tiêu cực. Tôi nhớ, một hôm, đã mang tờ báo đến cho mẹ và tôi nói, “Ồ mẹ xem này, hôm này là ngày 1 tháng 10,” và bà nói “Mẹ biết, điều đó chẳng đáng sợ sao?” Đúng vậy, nếu ngày 1 tháng 10 là đáng sợ, thì còn hy vọng gì cơ chứ? Thế giới quan của bà tại thời điểm đó trở thành “mọi thứ đều đáng sợ,” thực sự trái ngược với “Bộ phim Lego - The Lego Movie”. Mọi thứ đều đáng sợ — đó là thế giới quan của bà — và ở quanh những người đó thật mệt mỏi, đúng không? “Ồ, xem mặt trời hiện ra kìa.” “Trời sẽ mưa ấy mà.” Bạn phải bỏ đi và nạp lại năng lượng nếu ai đó rất tiêu cực. Hãy cố đừng nói từ “không.” Hãy chỉ đếm xem từ này xuất hiện bao nhiêu lần trong giao tiếp của bạn; đó là một số đo tốt. Tiếp theo, một dạng tiêu cực khác, phàn nàn, tất nhiên, một thú vui tao nhã của người Anh. Chúng ta phàn nàn rất nhiều. Tôi không nói là đừng phàn nàn ở tiệm ăn; nếu có gì đó sai, hãy phàn nàn. Nhưng nếu đó là về thời tiết và thể thao hoặc vài điều khác bạn không thể ảnh hưởng tới, phàn nàn chỉ là nỗi thống khổ nổi bật, lan truyền nỗi thống khổ xung quanh một chỗ và chẳng đáng để làm, rất khó để lúc nào cũng ở gần những người như vậy .

Tiếp theo là biện bạch. Tất cả chúng ta đều biện bạch: “Đó không phải lỗi của tôi.” “Tôi có thể làm gì?” Chúng ta thà đổ lỗi cho người nào khác. Tôi biết những người bạn có thể mô tả là người đổ lỗi. Họ chỉ luôn nói “Đó là lỗi của ai đó khác”; “Đó là lỗi của điều gì đó khác”; “Tôi không bao giờ có lỗi.” Bạn có biết rằng nếu không bao giờ là lỗi của bạn, bạn chẳng học được gì không? Chúng ta học hỏi khi bị thua trí, khi nói “xin lỗi,” khi sửa đổi hành vi và nói, “Đây là điều tôi sẽ thực hiện để bảo đảm điều này không xảy ra nữa; Tôi đã học được bài học từ đó.” Nếu không bao giờ là lỗi của bạn, bạn không học được bài học.

Và rồi chúng ta có phóng đại, từ đó đưa tới nói dối trắng trợn. Điều này có thể là thói quen khó bỏ; nó bắt đầu từ chút thêu dệt nho nhỏ. Tôi cực lực chống lại sự mất giá của ngôn ngữ. Chẳng hạn, vài năm trước hào hứng là đủ, nhưng bây giờ bạn phải là siêu hào hứng, phải không? Và rất có thể vài năm sau bạn sẽ phải là siêu, siêu hào hứng vì siêu hào hứng không còn hợp thời. Do vậy, ngôn ngữ có khuynh hướng bị mất giá. Chúng ta đánh mất từ ngữ theo cách đó và chúng ta có thói quen phóng đại và cường điệu. Nói chính xác những gì bạn nghĩ là một bài tập rất hay nhưng cũng rất khó.

Trọng tội cuối cùng là giáo điều, hoặc “cách của tôi hay là biến.” Ý kiến của tôi là một thực tế. Ý kiến và thực tế là hai điều khác nhau, chúng ta cần phân biệt chúng một cách cẩn thận để người khác chú ý lắng nghe ta.

Chúng ta có một vòng tròn nghe và nói, vậy nên hãy xem xét kỹ hơn việc nghe. Tôi thực sự phân biệt giữa ba cách nghe và tôi sẽ nói rất vắn tắt về chúng. Bạn có thể không nghĩ có các cách nghe khác nhau.

Trước hết, hãy cùng xem xét việc lắng nghe nội tâm, hoặc lắng nghe giọng nói nhỏ nhẹ bên trong bạn, giọng nói vừa nói, “Giọng nói nhỏ nhẹ mà anh ta đang nói đó là gì thế?” Bạn có một giọng nói nhỏ nhẹ trong đầu. Không bắt buộc phải là bạn; rất nhiều người đang vật lộn với cuộc nói chuyện tiêu cực của riêng họ: “Mày mà dám ra sàn nhảy đó,” “Đừng làm vậy, mày chỉ biến mình thành trò cười thôi,” “Đừng giơ tay lên.” Bạn có biết giọng nói nhỏ nhẹ đó đôi khi ngăn cản bạn làm điều gì đó không? Vậy đấy, có một nhận thức quan trọng, và có lẽ có khả năng chuyển hóa ở đây. Bạn không phải giọng nói nội tâm. Nếu bạn không phải là giọng nói đó, nếu đó không phải là bạn thì bạn là ai? Bạn là người nghe giọng nói đó. Bây giờ điều đó làm bạn rời xa. Giọng nói có thể là một phần của bạn, nó có thể đã học được từ một trải nghiệm khó chịu trong quá khứ, nó có thể đang cố giúp bạn, nhưng nếu bạn là người lắng nghe, bạn có sức mạnh gõ vào đầu nó và nói, “Cám ơn đã chia sẻ nhé. Tao vẫn cứ làm điều đó.” Giọng nói đó không phải bạn, do vậy nó có thể giúp bất kỳ ai có cuộc nói chuyện tiêu cực với bản thân như chúng ta vẫn thỉnh thoảng làm.

Hãy cùng xem xét dạng lắng nghe thứ hai hơi khác một chút, đó là “lắng nghe tạo lập.” Ý tôi là gì khi nói vậy? Bạn luôn nói cho người khác nghe; ngay lúc này tôi đang nói cho một khán phòng nghe, một khán phòng gồm hàng trăm con người. Đây là một câu hỏi đầy sức mạnh: “Tôi đang nói cho ai nghe?” Tất cả bạn cần làm là đặt câu hỏi này. Tôi hứa với bạn là nếu bạn đặt đi đặt lại câu hỏi này, dù là một đối một, một với nhiều, một với hàng ngàn, bạn sẽ trở nên thành thạo trong việc nhận ra theo trực giác loại thính giả bạn đang nói chuyện vì nó thay đổi mọi lúc. Đây là dạng thính giả lúc sáng sớm; đây là tôi đang nói với một “Tôi có thể lắng nghe bên bờ biển”; đó hy vọng là một “Tôi sẽ nằm trên giường nghe”; bây giờ là một “Tôi vui tôi đã không làm”. Bạn thấy đấy, lắng nghe thay đổi theo thời gian và việc lắng nghe của mỗi người là độc nhất, như tôi nói, do đó đây là bài tập đầu tiên của bạn: Hãy hỏi, “Lắng nghe là gì?” Lắng nghe rất dễ làm và đó là một thói quen hay.

Bây giờ hãy cùng chuyển tới việc lắng nghe cổ điển mà có lẽ bạn nghĩ tới nếu tôi nói lên từ “lắng nghe,” đó là lắng nghe xung quanh, lắng nghe tiếng động quanh bạn, khiến âm thanh có ý nghĩa. Đó là định nghĩa của tôi về “lắng nghe.” Những gì bạn làm là lựa chọn vài điều để chú ý tới và rồi bạn khiến chúng có ý nghĩa nào đó trong trí não. Đó là một quá trình của trí não, không phải của cơ thể, một quá trình chọn lọc và diễn giải và bạn làm việc đó khác với cách bất kỳ ai khác làm. Do đó cách bạn lắng nghe là duy nhất với bạn, giống như dấu tay hoặc giọng nói hoặc con ngươi của bạn — cũng duy nhất như vậy. Bây giờ, điều đó có nghĩa là mỗi khi bạn nói chuyện với ai đó, bạn đang nói với ai đó với cách lắng nghe duy nhất khác biệt, và một sai lầm nghiêm trọng và phổ biến đó là khi giả định mọi người lắng nghe giống như bạn — không phải vậy. Và một khi bạn mở cánh cửa đó và bạn bắt đầu nhạy cảm với điều đó, tôi hứa với bạn hiệu quả trong giao tiếp của bạn sẽ tăng vọt.

Bạn lắng nghe theo một cách riêng vì bạn lắng nghe qua các bộ lọc. Các bộ lọc đó là nền văn hóa từ lúc bạn sinh ra, ngôn ngữ bạn nói, giá trị, thái độ, niềm tin của bạn mà bạn có được từ cha mẹ, thầy giáo, thần tượng, bạn bè của bạn và của những người có các giá trị bạn ưa thích. Bạn có xu hướng tập hợp chúng lại. Trong căn phòng này, bạn có thể có các kỳ vọng hoặc ý đồ khi tới đây, bạn có thể có những cảm xúc trào dâng, và chúng đều đang tô vẽ và tác động đến việc lắng nghe của bạn vào lúc này. Vậy những gì những điều này làm một cách hiệu quả là tạo ra thực tế của bạn vì bạn đang lựa chọn những điều khác nhau để chú ý vào và tất nhiên thực tế chỉ là cảm nhận, đúng không? Đó là bản đồ, không phải lãnh thổ. Chúng ta không cảm nhận mọi điều; chúng ta lựa chọn vài điều để cảm nhận và rồi chúng ta khiến chúng có nghĩa. Chúng ta làm điều này một cách khác biệt, và nếu bạn thay đổi bộ lọc của mình, bạn có thể thay đổi thực tế của bạn. Đó là một nhận định tương đối mạnh mẽ. Nhưng điều đó là sự thật, và điều bí mật, cũng như nhiều bí mật khác, là trở nên có nhận thức .

Hãy để tôi cho các bạn nghe một ảo tưởng âm thanh để minh họa rằng bạn có thể thay đổi thực tế của mình. Đây là một trong số rất ít các ảo tưởng âm thanh. Tôi muốn các bạn nhìn vào màn hình và lắng nghe những gì người đàn ông đó đang nói. [hình ảnh/âm thanh]

Loa: Baba. Baba. Baba.

Treasure: Bạn chắc đang nghe thấy “Dada.”

Loa: Baba. Baba. Baba.

Treasure: Bây giờ, hãy nhắm mắt lại và lắng nghe anh ta.

Loa: Baba. Baba. Baba.

Treasure: Không, thực sự anh ta nói, “Baba.”

Loa: Baba.

Treasure: Trên băng hình, thực sự anh ta nói, “Gaga.” Vậy là mắt bạn thấy “Gaga,” tai bạn nghe “Baba,” và não bạn nói đó là “Dada.” Nếu bạn nhìn lại màn hình, bạn sẽ lại nghe thấy “Dada”. [hình ảnh]

Điều đó thực sự thú vị, đúng không? Tôi đã cho các bạn thấy những gì bạn cảm nhận không nhất thiết là thực tế. Nó đều được tô vẽ. Các giác quan lúc nào cũng tác động lẫn nhau.

Tôi muốn cho một vài bài luyện tập để cải thiện kỹ năng lắng nghe của bạn. Tôi muốn cho bạn một vài bài luyện tập khác nhau và lại tập trung vào từng bài một. Đây là bài tập đầu tiên: yên lặng. Chỉ một vài phút mỗi ngày, đó là một điều tuyệt vời để cài đặt lại và hiệu chỉnh lại đôi tai của bạn. Hãy vui lòng cố cho bạn một vài phút yên lặng vài lần mỗi ngày nếu có thể. Đó là một cách tuyệt vời để lắng nghe, một cách để làm mới lại những gì đang diễn ra xung quanh bạn. Đây là gợi ý của tôi cho bài tập về sự yên lặng. [hình ảnh]

Đây là một bài tập khác; tôi gọi đó là thưởng thức. Và đó là nếm trải âm thanh xung quanh bạn. Bạn rất cẩn thận với những gì bạn cho vào miệng và hiển nhiên bạn không muốn ăn những thứ không ngon miệng. Bạn có thể làm điều đó với âm thanh; bạn có thể thưởng thức âm thanh. Đôi khi điều đó mở ra một bản hợp xướng ẩn dấu ở giữa những âm thanh trần tục, đó thực sự rất thú vị. Tôi sẽ cho các bạn một ví dụ.

Đây là những âm thanh quanh bạn vào mọi lúc. [âm thanh]

Ba âm thanh này đã tồn tại từ rất lâu, trước cả chúng ta và chúng là những âm thanh rất, rất lành mạnh. [âm thanh2] Nghiên cứu dần cho thấy mỗi âm thanh trong số ba âm thanh này — và tôi không nói về tiếng gầm rú của cơn bão hoặc sóng vỗ ầm ào hoặc tiếng quạ kêu; tôi đang nói về những phiên bản dễ chịu của các âm thanh này — đều tốt với bạn.

Chúng được chứng minh là giúp hồi phục khỏi đột quỵ. Nhiều bằng chứng đang cho thấy nói chung chúng hỗ trợ cho năng suất và cảm giác hạnh phúc. Do vậy hãy tìm kiếm những âm thanh này và thưởng thức chúng. Và hãy tự hỏi mình, Những âm thanh xung quanh tôi, trong nhà, tại chỗ làm là có lợi hay có hại? Chúng có làm tôi tổn thương không?

Về nhà sau phiên họp này, hãy nhắm mắt lại trong từng căn phòng trong nhà bạn, nếm trải âm thanh xung quanh, đặt những câu hỏi trên và nghĩ về những gì bạn muốn thay đổi. Tiếng vo ve đó đã ám bạn hàng năm trời và bạn không bao giờ nhận ra và nếu lần nào có nhận ra thì chỉ bỏ qua? Và âm thanh hạnh phúc nhất và lành mạnh nhất cho riêng bạn là gì? Chúng ta đều khác nhau. Làm cách nào để bạn có được nhiều hơn các âm thanh lành mạnh này ? Đây là một bài tập hay.

Điều này rất mạnh mẽ, lắng nghe ở một vị trí khác. Suốt đời, bạn đang lắng nghe ở một vị trí mà không nhận thức ra vị trí đó ở đâu. Một bộ lọc, một vị trí để lắng nghe từ đó. Vào lúc này, bạn đang lắng nghe tôi ở dạng lắng nghe phản biện, đó là điều rất tốt. Lắng nghe phản biện thật tuyệt vời. Đánh giá, phán xét: Điều này có ích cho mình không? Mình có đồng ý hay không? Mình có thể dùng nó không?

Đây là một dạng lắng nghe đầy uy lực trong kiểu tình huống này và nói chung, trong kinh doanh, nhưng đó không phải là dạng lắng nghe chúng ta muốn mang về nhà để lắng nghe trong gia đình. Hoặc nếu ai đó đến gặp bạn khi đang bực bội hoặc đau buồn hoặc tương tự như thế, bạn có muốn cho họ 1 trên 10 điểm về cách họ làm điều đó tốt như thế nào không? Thật sự không. Bạn có lẽ thật sự muốn chuyển tới dạng lắng nghe thấu cảm, đó là ở đầu kia của thang điểm nơi bạn đang muốn đồng điệu với cảm xúc của người khác và khiến họ cảm thấy mình được thấu hiểu cũng như được lắng nghe. Bạn có bắt đầu thấy cách bạn lắng nghe từ những chỗ khác nhau không? Điều này thật có sức mạnh. Tất nhiên câu hỏi tự đặt ra cho bạn là Mình nghe tốt nhất từ đâu trong cuộc nói chuyện này? Điều đó tạo ra sự khác biệt như vậy.

Tôi sẽ đưa ra một khuôn mẫu về giới tính ở đây. Đây là một khuôn mẫu về giới. [hình ảnh] Tuy nhiên, mọi người thực hiện theo và nói, “Điều đó tạo nên sự khác biệt lớn trong các mối quan hệ của tôi.” Đàn ông, không phải tất cả đàn ông, không phải mọi lúc, thường có xu hướng lắng nghe từ một chỗ tôi gọi là “giản lược” hoặc theo một cách tôi gọi là “giản lược,” tức là lắng nghe cho một điểm, một giải pháp, một điểm cuối. Cuộc trò chuyện sẽ đi tới một chỗ nào đó. Có một chỗ để đi tới. Do vậy, anh ta có thể nói với bản thân, “Đây là vấn đề của tôi.” Anh ta nói, “Ồ, đây là giải pháp.” “Ồ, xin cám ơn.” Đó là một cuộc nói chuyện điển hình của đàn ông. Nó tương đối đơn giản và đi thẳng vào vấn đề.

Mặt khác, phụ nữ, không phải tất cả phụ nữ, không phải mọi lúc, thường có xu hướng lắng nghe theo một cách tôi gọi là “mở rộng.” Bây giờ, trong cách lắng nghe mở rộng, không có điểm nào cả. Nó không nhắm tới một điểm đến nào cả; chỉ là tận hưởng hành trình. Nó chỉ là ở cùng với người khác, tận hưởng sự đồng hành của cô ấy và cuộc nói chuyện cứ đi tới đâu nó muốn.

Bây giờ, có hai vị trí lắng nghe khác nhau và chúng gây ra rất nhiều phàn nàn trong các mối quan hệ. “Anh ta hoặc cô ta chẳng bao giờ lắng nghe tôi cả.” Cô ta về nhà và nói, “Em có một ngày đáng sợ. Chuyện này đã xảy ra, chuyện này đã xảy ra, chuyện này đã xảy ra, chuyện này đã xảy ra.” Anh ta rời mắt khỏi trận bóng và nói, “Em yêu, hãy đi tắm đi. Em sẽ thấy vui hơn sau khi tắm.” Bây giờ, trong thế giới đàn ông, vấn đề đã được giải quyết — quay lại trận đấu bóng thôi! Trong thế giới phụ nữ, đó không phải là những gì cô ấy đang tìm kiếm. Những gì cô ấy mong muốn tận hưởng phải là: “Em yêu, tội nghiệp em quá. Ngồi xuống đây em; để anh rót cho em ly rượu vang. Hãy kể cho anh nghe nào,” một câu khiến hầu hết đàn ông nhói tim. “Hãy kể cho anh nghe nào.”

Vậy là bạn có thấy cách vị trí lắng nghe có thể tác động rất lớn đến chất lượng của giao tiếp không? Hãy nghĩ về nơi bạn lắng nghe từ đó trong mỗi cuộc nói chuyện, bao gồm cả khi bạn về nhà và bạn có thể tìm ra một sự khác biệt. Hãy xem xét lại các bộ lọc của bạn. Nói chung bạn thường lắng nghe từ đâu? Đó có phải là vị trí tốt nhất để lắng nghe? Bạn sẽ lắng nghe từ đâu để có lợi thế?

Đây là một bài tập khác về lắng nghe trước khi tôi chuyển sang nói. Đó là lắng nghe “về.” Bạn lắng nghe về điều gì trong một cuộc nói chuyện, cuộc nói chuyện kinh doanh với khách hàng chẳng hạn? Bạn có nghe về cơ hội phục vụ? Bạn có nghe về cơ hội kiếm tiền? Điều gì là điều bạn đang lắng nghe? Hãy làm rõ điều đó và nó làm rõ cuộc nói chuyện. Hãy đặt câu hỏi nữa, họ đang lắng nghe về cái gì? Họ đang lắng nghề về cái gì trong cuộc nói chuyện này? Do đó, có hai cách lắng nghe đang diễn ra, và sẽ rất hiệu lực khi tự hỏi mình câu hỏi, Người này đang lắng nghe về cái gì? Bạn đang đoán, nhưng thậm chí đoán còn hơn là không biết gì cả.

Bài tập cuối cùng, RASA: Nhận (Receive), Đánh giá (Appreciate), Summarize (Tóm tắt), Hỏi (Ask). RASA. Đó là một cách rất hay để dẫn dắt câu chuyện và cải thiện chất lượng về những gì đã nói.

“Nhận” có nghĩa “chú ý tới người đối thoại.” Bạn có biết, tôi nghĩ có hàng triệu người trên hành tinh này không bao giờ có kinh nghiệm lắng nghe một cách thích hợp. Một vài trong số các bạn có thể đã đọc cuốn sách của M. Scott Peck. Ông là một tác giả xuất sắc, một bình luận gia về hành vi, và ông nói, “Bạn không thể thực sự lắng nghe bất kỳ ai và làm bất kỳ điều gì khác cùng lúc.” Điều đó thật là đúng. Nhưng chúng ta dành cho ai đó 100 phần trăm sự chú ý thường xuyên đến mức nào? Chúng ta rất thường xuyên “Ờ, không, tôi đang nghe bạn nữa đây.” “Không, bạn không lắng nghe. Bạn đang nhắn tin.” Đó không phải là lắng nghe.

Chúng ta thường chỉ lắng nghe người khác một phần. Đó là một trạng thái rất thông thường trong thế giới hiện đại với tất cả những đầu vào và xao nhãng chúng ta có. Chúng ta nhìn vào người khác khi lắng nghe họ. Cơ thể chúng ta đối diện họ, không tìm cách thoát ra khỏi cửa. “Ờ, không, tôi đang lắng nghe bạn đây.” Không, tiếp tục đi. Tiếp tục đi” — điều đó không thật thuyết phục. Do vậy chúng ta cho họ món quà là sự chú ý của chúng ta.

Hãy đánh giá cao những tiếng động nho nhỏ đó làm cuộc nói chuyện thêm trơn tru. “Ồ, à, thật chứ?” Rồi gật đầu và nhướng mày và mỉm cười và cứ thế. Những điều này thật sự khiến câu chuyện thông suốt.

“Tóm tắt” là từ “vậy nên, do đó” một từ nho nhỏ rất, rất mạnh mẽ giúp đóng các cánh cửa trong hành lang cuộc nói chuyện hoặc buổi họp của bạn. Nếu bạn không có một người “vậy nên, do đó” trong buổi họp, đó có thể sẽ là buổi họp rất dài, đúng không? Người “vậy nên, do đó” sẽ nói, “Do đó chúng ta đều nhất trí về việc này, bây giờ chúng ta có thể chuyển sang việc sau.” Nếu chúng ta không có người đó, bạn có thể đi lòng vòng, lòng vòng theo vòng tròn. Họ nói gì? Cuộc họp là nơi bạn lập biên bản và tiêu tốn thời gian. Tôi nghĩ chúng ta đều nhận diện được điều này. “Vậy nên, do đó.” Đây là một từ nho nhỏ đầy sức mạnh.

Và “hỏi.” Đặt các câu hỏi mở, lý tưởng là các câu hỏi bắt đầu với “tại sao,” “cái gì,” “khi nào,” “thế nào,” “ai,” và không cho phép câu trả lời “có” hoặc “không.” Câu hỏi mở cho bạn nhiều phản hồi hơn và cho thấy nhiều sự quan tâm hơn nhiều, và chúng sẽ mở ra nhiều hướng cho cuộc nói chuyện.

Đó là RASA. Hãy cố thử RASA trong một tuần. Tôi có nhiều người liên hệ với tôi sau khi thử RASA và cho biết nó đã thay đổi cách giao tiếp của họ và đã nhận thấy sự khác biệt trong những người họ nói chuyện cùng.

Đây là bốn chữ C trong giao tiếp có ý thức, chủ yếu là lắng nghe có ý thức, nhưng cũng là giao tiếp có ý thức. Trước hết hãy có ý thức (conscious). Đó là một từ tôi sử dụng mọi lúc và tôi sẽ tiếp tục dùng nó mọi lúc vì đó là chìa khóa để mang lại sức mạnh cho giao tiếp của bạn. Hãy có ý thức về công cụ tuyệt vời bạn đang sử dụng và bạn đang dùng vài thứ khi lắng nghe. Đó là một kỹ năng. Đó không phải là một kỹ năng tự nhiên. Đó là làm việc, là cố gắng và nếu bạn có ý thức bạn đang làm điều đó, bạn sẽ ngày càng giỏi hơn và giỏi hơn trong việc này.

Hãy cam kết (committed), như tôi vừa nói. Hãy cho ai đó sự chú ý của bạn. Hãy cam kết hòa nhịp với họ. “Tôi đang nói cho ai nghe?” Tôi phải thay đổi như thế nào vì người này? Tôi sẽ phải nói chuyện chậm rãi hơn, rõ ràng hơn và nhanh hơn, sử dụng những từ ngữ đặc biệt để được tiếp nhận một cách có hiệu quả.”

Đồng cảm, tìm cách để thấu hiểu. Lắng nghe có ý thức luôn tạo ra sự thấu hiểu. Các chính trị gia đi đàm phán, đúng không? Tôi mong ước họ đi và thay vào đó lắng nghe. Tôi nghĩ thế giới sẽ là một nơi tốt đẹp hơn rất nhiều nếu mọi người lắng nghe nhiều hơn. Chúng ta rất bị ám ảnh với việc gửi đi [thông điệp] và được thấu hiểu, nhưng không để ý lắm với việc thấu hiểu người khác.

Và sự tò mò (curiosity)— thật là một cách tuyệt vời để sống, để tò mò hết sức về con người, về những gì bạn có thể học. Tôi hy vọng bạn đã tò mò trong tuần này và tôi hy vọng bạn đã có một trải nghiệm phi thường khi gặp gỡ mọi người và tò mò về những gì họ có thể mang đến cho bạn.

Tôi đã nói tương đối đủ về lắng nghe. Tôi hy vọng bạn có thể thấy hai việc này liên quan với nhau thế nào trong mọi lúc. [hình ảnh] Bây giờ tôi chuyển sang kỹ năng nói chuyện và cho các bạn một vài gợi ý về nói chuyện hiệu quả.

Đầu tiên là nền tảng giúp bạn nói chuyện một cách hiệu quả. HAIL, hail (Hoan hô). Nó có nghĩa là chào mừng hoặc đón chào nồng nhiệt. Nó cũng là từ viết tắt của bốn nền tảng rất quan trọng. Đó là một nơi tuyệt vời để bắt đầu việc nói chuyện hiệu quả. Bạn nghĩ bốn chữ cái này là viết tắt của cái gì?

“H” là honesty - tính trung thực. Ý của tôi chỉ là sự thẳng thắn và rõ ràng trong những gì bạn nói. Hãy thẳng thắn và rõ ràng. Cố không dùng những từ đao to búa lớn làm mọi người bối rối, hoặc từ lóng hoặc những từ tương tự. Tôi là người hâm mộ cuồng nhiệt của ngôn ngữ đơn giản, rõ ràng. Hãy nói chính xác những gì bạn muốn mà không thêu dệt, phóng đại. Đơn giản, thẳng thắn và rõ ràng.

“A” là authenticity - đích thực, là chính bản thân bạn. Rất tốn công sức để giả vờ làm ai đó trong mọi lúc. Chúng ta cần có lòng tin vào bản thân và bảo vệ sự thật của mình trong khi giao tiếp. Đó là một chiến lược mạnh mẽ và dài hạn hơn là con tắc kè đổi màu. Tôi có thể cố vẽ nên một người không phải là tôi, một ai đó sống động hơn hoặc khác hơn hoặc là bất kỳ cái gì. Tôi là một người tương đối trầm lặng và thật sự là chính tôi trên sân khấu này. Tôi không phải dạng người, “Nào, nào, hãy đứng lên, hoan hô và đập tay nào.” Đó không phải tôi, do vậy tôi không làm vậy. Bạn có thấy rằng là chính mình và tự nhiên vào mọi lúc chẳng dễ dàng hơn sao?

“I” nghĩa là integrity - tính chính trực, đúng theo lời mình nói. Nếu bạn nói gì thì điều đó diễn ra. Nếu bạn là kiểu người không giữ lời, lời nói của bạn có xu hướng giống như con bướm đậu rồi lại bay. Mọi người sẽ chẳng lắng nghe bạn mấy. Nhưng nếu bạn nói điều gì và điều đó luôn diễn ra, lời nói của bạn có sức nặng.

Và cuối cùng, “L,” có thể đáng ngạc nhiên, love - tình yêu. Ở đây, tôi không có ý nói tình yêu lãng mạn; tôi đang nói về tình thương, chúc lành. Có một bài tập tuyệt vời bạn có thể làm, đó là đơn giản thầm chúc lành cho mọi người mà tôi đang nói tới. Bạn có thể có vài cuộc gặp gỡ lạ kỳ nếu bạn đi vòng quanh và nói “Tôi chúc lành cho bạn” với mọi người bạn gặp. Đó là một điều tốt để làm nhưng bất thường. Nhưng, trong đầu bạn, điều đó khiến bạn cảm thấy thật bay bổng và cũng có nghĩa rằng bạn đang nghĩ tới người khác và giao tiếp với họ theo những cách sẽ giúp đỡ họ. Vậy đó là những nền tảng.

Hãy dành một lúc cùng nói về nội dung — đó là những gì bạn nói. Nói theo một bài hát cũ thì đó cũng là cách bạn nói. Do đó chúng ta cần rõ ràng. Có lẽ câu hỏi tôi hay gặp nhất về nói chuyện hiệu quả là “Tôi không thể sắp xếp ý của mình. Ý của tôi không mạch lạc và rõ ràng. Anh làm cách nào vậy? Làm cách nào anh có nội dung tuyệt vời thế?”

Vâng, mẹo thần kỳ đầu tiên để có nội dung tuyệt vời là tự hỏi bản thân về ý định, để tạo lập ý định cho bản thân bạn: Mình nhắm đạt tới điều gì trong bài thuyết trình hội thoại này? Thành công nên là thế nào với mình? Và rồi ý định của bạn với khán giả. Ý định của tôi ở đây là mang lại cho bạn càng nhiều điều càng tốt trong khoảng thời gian ngắn ngủi. Bài thuyết trình này được ghi lại; bạn có thể kiểm tra lại sau. Tôi hy vọng điều này trở thành một điểm tham chiếu cho bạn vì tôi nhồi nhét nhiều thứ trong này, nhưng tôi rất thích mang lại cho bạn ít nhất ba điều bạn sẽ mang về nhà, sẽ chuyển hóa cách giao tiếp của bạn và khiến bạn trở thành một người giao tiếp hiệu quả hơn .

Có một ý định thứ ba. Đó là ý định của tôi dành cho tôi, ý định của tôi dành cho bạn. Cũng có ý định của bạn dành cho bạn. Ý định của những người tôi đang nói chuyện hoặc người mà tôi đang nói chuyện cùng là gì? Bạn cần phải đoán ra ý định này. Do vậy, nếu bạn đặt ra hai ý định đầu và dự đoán ý định thứ ba, thì bạn sẽ chính xác hơn trong việc thiết kế nội dung để đạt được những ý định đó thay vì bước vào môt cách mù quáng và thực sự không biết toàn thể câu chuyện dẫn tới đâu.

Khi bạn thiết kế nội dung cho một khán giả, đây là một trong những câu hỏi quan trọng nhất bạn có thể hỏi. Đó là câu hỏi các biên tập viên báo chí và biên tập viên truyền thông đang hét lên với các thực tập viên trong hàng thập niên, thập niên: “Rồi sao? Tại sao điều đó có ý nghĩa với bạn? Tại sao điều đó quan trọng với bạn?” Khi bạn viết một câu chuyện đăng báo, ngay từ đoạn đầu tiên, bạn cần phải có “Rồi sao? Tại sao điều này có ý nghĩa?” Không chỉ là điều này diễn ra, và còn là hệ quả. Nếu không, đó là một câu chuyện đăng báo tồi nếu bạn phải đọc mãi, đọc mãi, và đọc mãi để hiểu “rồi sao.” Hãy tự hỏi bạn, Rồi sao?

Có một hồng tâm bạn có thể bắn trúng, và có ba điều bao hàm trong đó. “Tại sao” là trọng tâm câu chuyện. Tại sao điều này có ý nghĩa? Nếu bạn có thể đạt tới “tại sao,” khi đó bạn sẽ có khả năng truyền đạt mạnh mẽ Tại sao điều này có ý nghĩa với bạn? Hy vọng là bởi vì bạn quan tâm tới hạnh phúc, hiệu quả và sự an lành của mình. Vậy là tôi có sự chú ý của bạn. Bạn tương tác vì tôi đang nói về những điều sẽ mang lại cho bạn nhiều hơn ba điều nói trên.

Chúng ta cần làm gì? Bản chất của chương trình là gì và chính xác chúng ta sẽ làm điều đó như thế nào? Bây giờ, những người khác nhau thì có mối quan hệ khác nhau với những điều này. Một vài người ưa thích “làm thế nào.” Vài người chỉ muốn bức tranh tổng thể, “điều gì,” và vài người cần được truyền cảm hứng với “tại sao.” Hãy đảm bảo rằng bạn có cả ba điều đó trong nội dung của mình và bạn sẽ giao tiếp với cả ba dạng người khác nhau nói trên.

Và đó là vài từ về nội dung. Nó rất vắn tắt, nhưng dẫu sao chắc cũng là phần hiệu quả nhất và quan trọng nhất. Bạn có một hộp công cụ giọng nói. Bạn có thể không nghĩ về điều này, chẳng bao giờ. Bạn có thể không nhận ra điều này, nhưng đây là một công cụ đáng kinh ngạc, có thể là âm thanh mạnh mẽ nhất trên thế giới và đó là một sự kết hợp gồm rất nhiều công cụ mà bạn thực sự có thể sử dụng. [hình ảnh] Vậy là hãy cùng kiểm lại hộp công cụ giọng nói trước khi tôi kết thúc với việc nói chuyện trước công chúng.

Điều này có thể làm bạn ngạc nhiên, nhưng tư thế là vô cùng quan trọng đối với giọng nói của bạn. Nếu bạn ngồi bên bàn làm việc suốt ngày, và cuối cùng bạn cúi người về phía trước, bạn có nghe thấy giọng nói của tôi thay đổi thế nào không vì tôi đang kéo giãn dây thanh quản ở đây? [âm thanh] Cũng như vậy, nếu tôi trở lại thế này, tôi đang nén dây thanh quản của mình. Không tư thế nào trong những tư thế này là đặc biệt tốt để nói.

Khi bạn đứng, tôi gợi ý hai cách hình dung sẽ giúp bạn có được tư thế tuyệt vời một cách tự nhiên. Có một sợi dây gắn vào đầu bạn chạy lên phía trên và treo ở trên đó. Đó là một hình dung tuyệt vời. Vai bạn ngả ra sau và chùng xuống, mọi sự đều theo hàng dọc, và bạn trông đẹp và thư giãn. Đó là một dáng đứng rất hay, một cách tuyệt vời để đứng trước mặt mọi người, không gù xuống giống vậy mà thẳng như được treo lên. [hình ảnh] Ngoài ra, nếu bạn muốn hình dung rễ cây đi từ chân bạn xuống dưới đất, đó là cách tuyệt vời để trì hoãn một số vấn đề phổ biến nhất tôi thấy với mọi người, đặc biệt khi thuyết trình, đó là các chuyển động nho nhỏ không cần thiết vào mọi lúc làm mọi người mất tập trung. Tại sao anh ta làm như vậy? Tôi không biết anh ta đang làm gì, đi loanh quanh thành những vòng tròn nhỏ trông rất kỳ cục. [hình ảnh] Không cần thiết phải di chuyển. Nếu cần di chuyển, chúng ta nên di chuyển một cách có ý thức. Do đó, tư thế, dây thanh quản — đều rất quan trọng.

Tiếp theo, tất nhiên là hơi thở. Giọng nói của bạn chỉ là hơi thở. Tất cả chỉ là vậy. Hơi thở là nhiên liệu cho giọng nói. Nếu bạn có gan, nếu bạn đang thuyết trình trước rất nhiều người, và giọng nói của bạn trở nên run run, một hơi thở dài sẽ chấn chỉnh điều đó ngay lập tức. Bây giờ hãy cùng tôi hít một hơi dài. Đó có thể là hơi thở dài đầu tiên trong ngày của bạn. Đây là việc tuyệt vời cần làm. Hãy luyện thở — bạn thở càng tốt thì giọng nói của bạn càng ngọt.

Quãng giọng. Về mặt kỹ thuật có bốn quãng giọng. Chúng ta sẽ chỉ sử dụng một trong số bốn quãng giọng, nhưng tôi sẽ nói đến ba quãng giọng kia. Quãng giọng siêu cao nghe như thế này. [âm thanh] Đó là của Mariah Carey. Tôi không nghĩ điều này có nhiều ích lợi cho bạn và tôi. Tôi không thể làm được điều đó. Tôi chắc chắn bạn cũng không thể làm điều đó, nhưng nó vẫn tồn tại. Quãng giọng siêu cao — nó rất rất là cao.

Quãng giọng thấp hơn là giọng giả, đôi chút hài hước đối với đàn ông. Nếu tôi thuyết trình toàn bài như thế này, tôi không nghĩ nó sẽ có hiệu quả giống như cách tôi đang làm. [âm thanh] Vậy đó là quãng giọng giả. Bạn có thể nhớ lại Monty Python: “Anh ta là một chàng trai tinh quái.” Đây là một quãng giọng đôi chút hài hước, mặc dù thường được các quý bà lớn tuổi dùng. “Chào cưng, hôm nay cưng khỏe không?” Bạn biết đó, giọng nói của bà ngoại để giữ bạn khỏi sa vào cuộc nói chuyện tầm phào vô bổ.

Tất nhiên, nó rất hữu ích trong hát hò, và được rất nhiều ca sĩ dùng trong hàng thập niên cho tới và bao gồm cả Chris Martin của ban nhạc Coldplay. Hãy nghĩ tới Bee Gees; nghĩ tới Frankie Valli. Giọng giả là giọng hát đáng kinh ngạc, nhưng đừng sử dụng giọng này trong các cuộc nói chuyện hiệu quả.

Quãng giọng ngực là thông dụng nhất. Đây là vài người từ Colombia đang nói rất nhiều bằng giọng mũi. [âm thanh] Và rồi tôi sẽ cho bạn ví dụ về âm vang trong lồng ngực. Đây là diễn viên James Earl Jones và bạn có thể nghe giọng ngực. [âm thanh] Bạn làm giọng mình âm vang và tất nhiên, giọng nói của bạn đến từ các dây thanh quản nhưng bạn tạo tiếng vang trong các khoang rỗng. Nếu bạn tạo tiếng vang rất nhiều trong mũi, bạn có nghe thấy sự khác biệt, hoặc nếu tôi có thể xuống cổ họng, là ở đây, hoặc tôi có thể xuống sâu hơn nữa và tạo âm vang trong lồng ngực. [âm thanh] Bạn có nghe thấy sự khác biệt không? Chúng ta ưa thích những người có giọng trầm hơn khi chúng ta tìm kiếm quyền lực, nên rất đáng để luyện giọng vang trong lồng ngực. Rất dễ để luyện: Đặt tay lên ngực và nói cho đến khi bạn thấy bàn tay rung động. Hãy luyện tập điều đó và bạn có thể chuyển giọng nói của mình xuống lồng ngực, đó là nơi tôi gợi ý bạn cất tiếng nói nếu bạn muốn thế hiện uy quyền.

Còn có một quãng giọng khác nữa. Tôi từng nói nó không được sử dụng nhiều, nhưng thật đáng buồn, hiện nay nó lại đang được dùng thường xuyên. Âm thanh sẽ như thế này: “Yeeeeah.” [âm thanh] Và, như tôi đã nói, tôi nghĩ nó không từng được sử dụng nhiều trước kia, nhưng bây giờ chúng ta thực sự hứng thú với nó; thật là thú vị. Bạn đã nghe mọi người nói thế này bao giờ chưa? Đây là giọng rất trầm và đừng làm như vậy. Nó không tốt cho giọng nói của bạn và chắc chắn không tốt cho sức mạnh giao tiếp của bạn. Đó là vài từ về quãng giọng.

Giờ chúng ta cùng nói một chút về cao độ của giọng nói, đó là một thứ hơi khác một chút. “Anh để chìa khóa của em ở đâu rồi? Anh để chìa khóa của em ở đâu rồi?” Cùng tốc độ, nhưng tác động hơi khác, phải không? [âm thanh] Cao độ có thể dễ dàng cho thấy sự hứng khởi hoặc sự buồn chán hoặc kích động. Đó cũng là khía cạnh rất tốt để điều chỉnh nếu bạn muốn chắc chắn cuộc trao đổi được tiếp nhận một cách hiệu quả vì nếu bạn kết thúc câu với một cao độ nhất định, nó sẽ rất đơn điệu và hẳn phải có lý do cho từ “đơn điệu.” Tiếp theo, thay đổi cao độ và cách tốt nhất để dùng nó là ngôn điệu: nói lên bổng xuống trầm. Lên và xuống, đó là cách bạn truyền tải cảm xúc một cách sâu đậm những gì bạn đang nói, niềm đam mê trong những gì bạn đang nói. Ngôn điệu — nó là sự kết hợp của lên và xuống và đồng thời một chút nhịp điệu giữa các từ và cứ như vậy; nó rất quan trọng. Nếu bạn có một ngôn điệu giới hạn, tôi gợi ý bạn nên luyện tập để mở rộng phạm vi của bạn. Hãy làm mọi điều điên rồ với ngôn điệu và rồi lần sau, khi bạn nói chuyện trước công chúng — tôi không gợi ý bạn làm những điều điên rồ đó trước công chúng — bạn sẽ có phạm vi rộng tuyệt vời đó. Tất cả chỉ là đẩy lùi những rào cản trong phạm vi của bạn bởi vì nếu bạn có ngôn điệu bị giới hạn đến mức cực đoan, và bạn nói như thế này trong một giờ, sẽ không có nhiều người còn thức vào cuối bài nói chuyện của bạn vì chẳng có gì thú vị cả. [âm thanh] Đó là từ — “đơn điệu,” đúng không? Đơn điệu: một điệu. Do đó, ngôn điệu — rất quan trọng.

Âm sắc: cảm nhận về giọng nói của bạn. Nó rất giống với cách chúng ta có thể miêu tả một ly sô cô la nóng và đó là những gì mọi người thích trong giọng nói: phong phú, thâm trầm, ấm áp, êm dịu, ngọt ngào. Nếu bạn không có những âm sắc đó, đừng lo lắng. Hãy kiếm một huấn luyện viên về giọng nói, người có thể thay đổi cách bạn nói với người khác. Chỉ cần Google, “Huấn luyện viên nói, huấn luyện viên kịch nghệ, huấn luyện viên hát, huấn luyện viên về giọng,” và bạn sẽ tìm ra được vài huấn luyện viên trong vùng. Gọi cho vài người, tìm ra vài người, hãy thử với họ và làm việc với những người bạn thích. Họ có thể sẽ biến đổi âm sắc của bạn nếu bạn có giọng chói tai hoặc khàn sạn hoặc mỏng, hoặc bất kỳ vấn đề nào bạn đang gặp phải. Tất cả chúng ta đều có khả năng rất lớn.

Những dây thanh quản này ở đó để được sử dụng và kéo dài,vậy tại sao không thực sự vui vẻ với việc kéo giãn các dây thanh quản đó ra? Ban hẳn không nên mơ mộng trình diễn chơi piano trước công chúng mà không học hỏi vài bài từ ai đó biết và có thể giúp đỡ bạn chơi piano giỏi. Vâng, nhạc cụ này cũng mạnh mẽ và quan trọng, và tôi thấy ngạc nhiên khi chúng ta không được luyện tập piano. Tôi quan tâm muốn biết bao nhiêu người trong phòng này đã được đào tạo chính quy về giọng nói? Hãy nhìn kìa! Và bao nhiêu người trong số các bạn đã diễn thuyết trước công chúng? Có cánh tay nào không? Hãy kiếm vài chương trình đi các bạn! Hãy tham gia vài khóa huấn luyện giọng nói. Bạn đang sử dụng giọng nói, vậy hãy sử dụng nó một cách tốt nhất có thể.

Nhịp điệu. Bạn có thể nói thực sự, thực sự nhanh và rất hào hứng về mọi sự, hoặc bạn có thể nói chậm lại. Nhắc lại, vấn đề quan trọng là lên bổng xuống trầm, nếu không toàn bài diễn thuyết sẽ trở nên tẻ nhạt và đơn điệu. Một lần nữa, âm lượng, tôi có thể nhấn mạnh như thế này. Hoặc như thế này. [âm thanh] Bạn có thể đi tới cùng cực trong khía cạnh này, nhưng điều quan trọng ở đây là có ý thức về những gì bạn đang làm. Có ý thức. Nếu bạn đang ở với một người rất yên lặng, có lẽ nên giảm âm lượng của bạn xuống, do đó hãy để ý tới mức âm lượng tự nhiên của bạn và thay đổi nếu cần thiết. Khoảng ngừng: Tôi không nói về biên giới cuối cùng, tôi đang nói về sự yên lặng.

Bạn thấy đấy, không ai chạy trốn cả; bạn vẫn ở đây. Điều đó thực sự tuyệt, đúng không? Khi diễn giả dừng lại một chút, bạn chỉ có thể nói, “Ối chà, thật là dễ chịu.” Tôi đã thấy có những người dừng lại trong khoảng thời gian lâu nhất. Bạn có thể dừng lại lâu hơn bạn nghĩ là mình có thể trong một bài nói chuyện. Bạn không cần lắp bắp, bạn không cần lấp đầy khoảng lặng với những “ừm” và “à” và “bạn biết đấy” và những thứ tương tự. Im lặng cũng tốt. Thực sự nó là một cách tốt để nhấn mạnh một điểm quan trọng, cho nên hãy sử dụng nó thường xuyên. Tôi đã dành cho các bạn một bài luyện tập về điều này lúc trước.

Nếu bạn sẽ lên sân khấu, hoặc đứng trước một nhóm người hoặc trong một cuộc nói chuyện, hãy bảo đảm luôn là chính mình và có nhận thức hết sức có thể. Như tôi đã nói, những cử động vô tình như thế này khiến mọi người hơi xao nhãng: “Anh ta có làm như vậy... Ồ kìa, anh ta lại làm thế. Ồ, anh ta lại làm vậy nữa kìa.” Những cử chỉ này chỉ làm mất tập trung. Nếu bạn là một người đi dạo, giống như vài diễn giả vĩ đại — Tony Robbins, chẳng hạn, là một con hổ trên sân khấu; anh ta lượn lờ xung quanh — điều đó tốt thôi, nhưng đừng làm điều đó một cách vô thức, chỉ đi từ điểm A đến điểm B, đi qua đi lại và cứ thế. Và xin nhắc lại, nếu bạn sử dụng điệu bộ, điều ấy rất tuyệt vời, tuy nhiên hãy luyện tập để bạn biết những cử chỉ bạn dùng và chúng thể hiện con người bạn. Bạn không phải làm vậy, các nền văn hóa khác nhau thì có cách thể hiện khác nhau trong tất cả những điều này, do vậy đáng để tự hỏi mình cách bạn sử dụng các cử chỉ này.

Hẳn là thiện cảm rất quan trọng với tất cả chúng ta. Nỗi lo sợ công nghệ, các trang web so sánh giá cả không bao giờ thay thế mối quan hệ; chúng không có thiện cảm. Đây là vũ khí bí mật chống lại công nghệ. Xây dựng thiện cảm với con người là vấn đề chủ chốt. Và điều đó đến từ việc thường xuyên chăm chú lắng nghe, nói hay, đặt câu hỏi, yêu cầu và ở vị thế lắng nghe thấu hiểu nhiều nhất có thể để hiểu được nỗi lo lắng, sợ hãi và cảm nhận của họ. Sử dụng những câu hỏi với câu trả lời là “có” là một cách rất tốt để bắt đầu. “Thật là một ngày nắng đẹp, đúng không?” Vậy đấy, bạn không thể nói không với câu hỏi này, bạn có thể không, nếu trời vẫn đẹp? Và khi mọi người quen với việc nói “có,” toàn bộ cuộc nói chuyện sẽ nở rộ với ý tích cực. Bạn có thể cần đến kết hợp và phản chiếu; tôi chắc rằng tất cả các bạn đã đọc sách về chuyện này. Dẫu sao bạn làm điều đó một cách tự nhiên. Tương đối quan trọng để có nhận thức về điều đó. Và như tôi đã nói, nếu bạn nói chuyện với ai đó hơi chậm chạp, bạn có thể cũng cần chậm lại một chút. Do đó, hãy nhạy cảm với người đang nghe bạn nói.

Tôi sẽ kết thúc bài nói với một vài gợi ý để làm điều này. Một vài người có thể thấy điều này hơi đáng sợ. Sự thật đây không phải là nỗi sợ lớn nhất. Có một bí ẩn trong thành phố là nỗi sợ nói trước đám đông lớn hơn nỗi sợ bị chết. Đó là điều nhảm nhí. Thực ra ai đó khoảng 30 năm tước đã phát tán chuyện này nhưng đó không phải sự thật. Tuy nhiên tôi thấy rất nhiều người lo lắng hồi hộp khi họ phải nói trước đám đông, do vậy hãy cùng nói về cách làm điều này thật tốt. Có ba thứ bạn cần ghi nhớ: PPD, practice - luyện tập, prepare - chuẩn bị, deliver - thực hiện. Giống như các vận động viên Olympic: Họ luyện tập, họ chuẩn bị thi đấu và rồi họ “thực hiện,” hoặc thi đấu. Do đó, nếu bạn đi qua cả ba giai đoạn này, bạn sẽ ồn thôi, tôi hứa chắc đó. PPD.

Chúng ta hãy cùng nhìn vào ý đầu tiên. “luyện tập.” Ý tôi là gì khi nói vậy? Ý tôi là rèn luyện năng lực nói chuyện trước công chúng. Bạn có thể làm điều này ở nhà; bạn có thể tự dùng di động để ghi lại. Bạn có thể sẽ ngạc nhiên khi thấy mình tốt hoặc trông khác thế nào so với những gì bạn nghĩ. Giọng nói của bạn, tất nhiên, nghe rất khác khi bạn nghe nó từ bản ghi âm, đúng không? Đó là bởi vì khi bạn nghe chính mình nói, bạn chủ yếu nghe bằng sự truyền âm qua xương. Âm thanh không đi ra theo lối này và vào theo lối này. [hình ảnh] Âm thanh đi trực tiếp từ hộp sọ và có xu hướng làm giọng bạn trầm hơn là bạn thực sự nói ở ngoài đời. Do đó, hãy ghi âm giọng nói của bạn lại và làm quen với nó; hãy làm việc với giọng nói thật của bạn. Nếu bạn có thể ghi hình mình, đây là việc tốt nhất phải làm. Hãy cài đặt một máy quay video, thuyết trình trước nó và bạn sẽ thấy rất nhiều điều trước đó bạn không nhận ra, những điều bạn có thể cải thiện hoặc những điều bạn sẽ thật sự làm tốt mà bạn có thể phát triển từ đó lên. Do đó hãy ghi hình mình lại. Luyện tập rất quan trọng.

Nếu có thể hãy kiếm một huấn luyện viên. Có một huấn luyện viên rất đáng giá vì bạn không thể thấy rõ mình làm gì. Đó là lý do tại sao mọi người trở thành vô địch, họ không bao giờ ngừng lại. Những nhà vô địch thế giới luôn luôn làm điều gì đó. Huấn luyện viên nói, “Rồi bây giờ chúng ta sẽ làm điều này.” Đó là cố thêm 1 phần trăm. Một huấn luyện viên có thể làm điều đó với bạn nếu bạn có thể thuê họ. Nếu bạn không thể thuê một huấn luyện viên, thì tôi khuyên bạn hợp tác với những người ngoài kia. Có một tổ chức tên là Toastmasters; một vài bạn ở đây có thể thuộc tổ chức đó. Nếu bạn chưa nghe tới tổ chức này, nó rất đáng để thử. Đó là nơi bạn có thể đến và tập luyện nói trước công chúng. Ai cũng tham gia, từng người lên thuyết trình trước nhóm và bạn nhận phản hồi và có một huấn luyện viên và tất cả đều tự động diễn ra với bạn. Nếu đó không phải là kiểu của bạn, tại sao không làm việc cùng với một nhóm bạn? Bạn có thể đơn giản tụ tập một nhóm bạn và đề nghị mọi người, có thể luyện vào tối thứ tư. Chúng ta lần lượt đến nhà từng người và chúng ta làm bài thuyết trình khoảng hai phút với phản hồi để cải thiện, và quy tắc là “Tôi sẽ chấp nhận phản hồi của bạn chừng nào bạn không quá cay độc.” Theo cách này bạn có thể cải thiện và rèn luyện kỹ năng. Đó là các gợi ý của tôi về luyện tập.

Bây giờ chuyển sang “chuẩn bị.” Vậy là bạn có một buổi thuyết trình; bạn phải diễn thuyết; bạn có một cuộc nói chuyện quan trọng. Nó sắp tới; bạn biết nó là những gì. Bây giờ chúng ta đang chuẩn bị cho một việc cụ thể, không luyện tập chung chung. Tôi đã nói với các bạn về vài cách tôi chuẩn bị nội dung. Tôi hy vọng chúng sẽ có ích cho bạn. Có nội dung phù hợp là điều đầu tiên và quan trọng nhất. Nếu chúng ta đã có nội dung hay, thì chúng ta sẽ tự tin hơn vào kết quả. Khi bạn biết địa điểm thuyết trình, hãy kiểm tra nó. Dù đó là đứng trong một phòng học, một căn phòng lớn như phòng này, trong một rạp hát to lớn như vậy, hãy kiểm tra nơi diễn thuyết thật kỹ. Hãy đến nơi thuyết trình từ sớm và nói chuyện với nhóm kỹ thuật viên nghe nhìn (AV), nhóm đã hỗ trợ tôi rất nhiều vào sáng nay để giải quyết một số vấn đề gặp phải — những điều này thường sẽ xuất hiện. Và nếu bạn làm việc với những người chuyên nghiệp, họ có thể giúp đỡ bạn và họ có thể hỗ trợ hoặc phá hỏng bài thuyết trình của bạn. Hiểu được: “Địa điểm này có tất cả những thứ mình muốn không? Mình sử dụng slide, vậy ở đó có màn hình không? Ở đó có máy chiếu không? Mình muốn có một bục giảng. Ở đó có bục giảng không?” Và những điều tương tự như vậy. Kiểm tra, kiểm tra, kiểm tra. Hiểu những gì bạn đang thực hiện.

Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn cần hỗ trợ trong bài thuyết trình của bạn? Tôi đang sử dụng slide. Tôi thích dùng slide, nhưng không phải ai cũng dùng slide. Tôi có thể thích dùng phương tiện khác. Nếu bạn cần hỗ trợ, hãy luyện tập với chúng và bảo đảm bạn có thể sử dụng chúng theo cách bạn muốn sử dụng chúng. Nếu bạn sử dụng slide, tôi gợi ý bạn đừng làm như thế này. [hình ảnh] Bởi vì bạn đã đi tới phần cuối của slide này, có nghĩa là tôi hoàn toàn lặp lại, đúng không? Đây không phải là cách để sử dụng slide một cách hiệu quả, do đó tôi gợi ý tránh những slide như vậy. [hình ảnh] Nó được gọi là slideument (slide kết hợp tài liệu). Tôi từng gặp những người nói với tôi, “Anh có thể gửi slide trước cho chúng tôi để chúng tôi có thể phát cho mọi người sau đó không?” Chà, không, bởi vì các slide của tôi thường chỉ có một hình ảnh và một từ và chúng chẳng có nhiều ý nghĩa trừ khi dùng để nhắc bài, và tôi có đưa vài thứ vào các slide này đặc biệt cho các bạn để dùng sau đó. Nếu bạn có được kiểu bài thuyết trình này, rất cám dỗ để mở ra và bắt đầu đọc toàn bài trên màn hình, tôi thấy nhiều người làm như vậy. Vui lòng đừng làm thế, rất thô lỗ và buồn tẻ. Bạn vừa trở thành một thành viên của thính giả.

Có một cuốn sách hay của Garr Reynolds tôi khuyên các bạn nên đọc, nói về kỹ thuật thuyết trình hiện đại, nếu bạn sử dụng slides, được gọi là “Presentation Zen - Thiền trong Thuyết trình.” Tôi nghĩ cuốn sách này rất hay và tôi mạnh mẽ khuyến cáo các bạn đọc nó. Nếu thích, bạn có thể sử dụng phiếu gợi ý (cue cards). Nếu bạn không muốn dùng slide, phiếu gợi ý có thể rất hữu ích. Viết tất cả mọi thứ lên phiếu gợi ý, giống như những phát thanh viên TV dùng. Bạn thậm chí có thể in logo công ty lên mặt sau nên chúng trông đẹp đẽ và chuyên nghiệp; chúng cũng có thể rất hiệu quả, chừng nào còn có các gạch đầu dòng. Tôi thích nói chuyện một cách tự nhiên với các gạch đầu dòng trong đầu, chứ không phải đọc một kịch bản. Những gì bạn sẽ làm, luyện đi luyện lại cho đến khi thuộc lòng. Luyện, luyện, luyện đến mức bạn biết cần mất bao nhiêu thời gian và những gì bạn sẽ nói. Đó là điều quan trọng nhất. Vậy đó là chuẩn bị.

Và cuối cùng là “thực hiện.” Ăn đủ; năng lượng rất quan trọng. Nhấp đủ nước ở nhiệt độ phòng vào ngày thuyết trình; rất tốt cho bạn. Cố đừng uống quá nhiều vào đêm trước ngày bạn có một bài thuyết trình quan trọng; không tốt cho bài thuyết trình. Nếu bạn uống quá nhiều nước, nhớ đi vệ sinh trước khi bài thuyết trình bắt đầu và trước khi bạn không thể chịu nổi nữa bởi vì không thoải mái chút nào khi bạn ở trên này và đang tuyệt vọng. Đó là một trải nghiệm tương đối căng thẳng. Tôi có thể khuyến cáo vài loại thuốc, viên thuốc hình thoi xinh xinh, tên là Vocalzone. Rất nhiều diễn giả chuyên nghiệp dùng chúng. Chúng rất tốt để làm mềm các dây thanh quản của bạn và cho bạn cơ hội tốt nhất. Nếu bạn thực hiện một buổi thuyết trình lớn, đừng sợ hãi khi thấy trang điểm. Tôi đang nói với các bạn đấy, các chàng trai. Nếu da mặt bạn bị bóng, như một vài người trong chúng ta, đôi khi đáng để làm chúng mờ bớt đi. Phụ thuộc vào nơi bạn diễn thuyết và cảm nhận của bạn thế nào, việc dùng trang điểm là hoàn toàn chấp nhận được. Một vài nơi diễn thuyết lớn sẽ có bộ phận trang điểm trước khi bạn lên sân khấu.

Hãy khởi động. Khởi động cơ thể bạn: Thả lỏng, cảm thấy phù hợp, cảm thấy sống động và tràn đầy năng lượng. Tôi sẽ cho bạn một vài gợi ý về khởi động. Đầu tiên là làm những gì Amy Cuddy gọi là “các tư thế mạnh mẽ”. Một cách cơ bản, những gì làm bạn trông to lớn hơn là một tư thế mạnh mẽ; nó giải tỏa testosterone và khiến bạn thấy thoải mái và tự tin hơn. Xin vui lòng đứng lên một lúc. Chúng ta chỉ sẽ thực hiện vài bài luyện khởi động giọng nói tôi thường làm trước mỗi bài nói chuyện. Nó chẳng kéo dài hơn một phút. Động tác đầu tiên là, khi bạn giơ tay lên trời, nếu bạn có thể cùng với người ngồi cạnh, hít vào rồi sau đó rên lên khi thở ra. Khi làm vậy nó khiến phổi của bạn nở ra. Động tác thứ hai, chúng ta cần phải nạp năng lượng cho môi, và làm như vậy chúng ta sẽ luyện hai bài tập.

Bài thứ nhất là nói “Ba, ba, ba, ba, ba, ba, ba.” Rất tốt. Bài thứ hai là chỉ nói “Brrrrrrrrrr.” Bây giờ bạn có thể thấy môi bạn như sống động, một cảm giác rất tuyệt. Lưỡi cũng cực kỳ quan trọng, nên chúng ta sẽ phát âm rõ “La, la, la, la, la, la, la, la, la, la.” Rất tốt. Bài tập khác với lưỡi là rung âm “R.” Tôi mất vài tháng để học cách làm như thế này: “Rrrrrrrrrrr.” Vậy là điều đó giống như rượu sâm banh cho lưỡi. Bây giờ bạn đã chuẩn bị xong với miệng và mọi thứ đều sẵn sàng hoạt động. Bây giờ hãy cùng để ý đến giọng nói. Đây là âm thanh tôi sẽ luyện. Nếu bạn không có thời gian luyện âm khác, đây là điều quan trọng nhất. Nó được gọi là còi xe, và chúng ta sẽ cùng làm, “We, aw.” “We” càng cao càng tốt, và “aw” càng thấp càng tốt. Nào, cùng nói với tôi: “Weeeaawww, weeeaawww.” Tuyệt vời. Bây giờ, giọng nói của tôi sẽ giảm một độ cao, một âm vực và đó là một bài luyện tuyệt vời để khám phá những chỗ gián đoạn và chuẩn bị cho giọng nói của bạn.

Khi bạn tiến đến sân khấu, có bốn điều phải làm: Thở khi bạn tiến lên, hít một hơi dài, mở rộng nhận thức của bạn và cố nhìn toàn bộ căn phòng. Bạn không chỉ nói chuyện cho một người mà cho cả căn phòng. Mở rộng nhận thức là một cách tuyệt vời để nhìn căn phòng. Giữ một tư thế đứng đẹp và mỉm cười! Rất vui thích được ở đây, thật tuyệt! BESS: Breathe - Thở, Expand - Mở rộng, Stance - Tư thế đứng, Smile - Mỉm cười khi bạn ở trên sân khấu.

Có một vài điều nên tránh. Vui lòng không nói với màn hình; trước kia tôi đã làm vậy và không tốt chút nào. Mặt khác tôi không phải là người hâm mộ nhiệt tình của việc đọc chữ. Tôi yêu thích nói chuyện. Nếu bạn đọc từ một kịch bản thì nó khá cứng nhắc và bạn mất sự liên hệ với khán giả vì bạn nhìn xuống dưới đây. [hình ảnh] Cố đừng làm điều đó. Thiếu sự thay đổi và nhịp độ lặp lại — hãy bảo đảm có sự chuyển động, năng động và sống động. Những hành động vô thức, như tôi nói, có thể gây mất tập trung nếu bạn lặp đi lặp lại mãi một động tác không vì lý do gì.

Và cuối cùng, nói quá giờ, như tôi đang quá bốn phút, dù tôi phải chạy ngay ra cửa để bắt kịp chuyến bay, nhưng tôi thực sự muốn nói hết mọi điều với các bạn. Hãy cố không nói quá giờ. Và, đến lúc cuối, điều tôi đang phải làm, cố đừng vội vã. Nếu mọi người vỗ tay, hãy đón nhận sự hoan hô. Rất nhiều khi mọi người nói, “Và đó là suy nghĩ của tôi, cám ơn anh rất nhiều” và họ bỏ đi trước khi ai đó có cơ hội xác nhận điều đó.

Điều quan trọng là nhận thức được tất cả những gì bạn nói và bạn lắng nghe. Đó là một cách để trở thành ngày càng có nhận thức như một con người. Và đó là cách để thực hiện tốt. Và như tôi đã nói hôm trước, nếu chúng ta nói một cách hiệu quả và lắng nghe một cách có nhận thức, kết quả sẽ luôn là sự thấu hiểu. Tôi rất biết ơn về thời gian của các bạn hôm nay. Tôi hy vọng bạn đã rút ra được ba bài học từ bài nói chuyện này và chúng sẽ giúp cải thiện ba điều rất quan trọng đó.

Treasure

Julian Treasure là một chuyên gia về âm thanh và giao tiếp. Ông du lịch khắp thế giới hướng dẫn mọi người để có thể lắng nghe hiệu quả hơn và tạo ra âm thanh lành mạnh hơn. Tác giả của cuốn sách “How to Be Heard - Cách để được lắng nghe” và“Sound Business - Kinh doanh Âm thanh,” các bài nói chuyện của Treasure trên TED talks đã thu hút trên 40 triệu lượt xem. Ông thường xuất hiện trên các phương tiện truyền thông lớn trên thế giới, bao gồm tạp chí Time, the Economist và BBC. Treasure cũng là nhà sáng lập của Sound Agency, hãng đã làm việc với những thương hiệu lớn nhất trên thế giới để cải thiện âm thanh của mình.

Julian Treasure
Julian Treasure
18 thg 9, 2019

Cách nói chuyện thu hút

Cách nói chuyện thu hút
‌
  • Giới thiệu
  • Tham gia
  • Sự kiện
  • Tài nguyên

(Các) Tác giả

Julian Treasure

Julian Treasure

Santa Barbara, USA