
Chúng ta sẽ nói về cách xây dựng thói quen tốt và phá bỏ thói quen xấu, khoa học về thói quen và thay đổi hành vi, rồi kết hợp tất cả các ý tưởng lại với nhau để giỏi hơn 1 phần trăm mỗi ngày.
Thói quen của bạn không đảm bảo mang tới một kết quả cụ thể nhưng có thể tác động đến đường đời bạn bất kể nỗi bất hạnh nào xảy đến. Vì lý do đó, cần phải làm chủ các thói quen. Chúng không phải là điều duy nhất tác động đến thành công của bạn nhưng đóng vai trò rất quan trọng. Bạn kiểm soát được thói quen của mình và phương pháp đáng kể duy nhất là tập trung vào những gì bạn có thể kiểm soát. Bài học là bạn không thể thay đổi triệt để thói quen. Điều tuyệt vời là cải thiện dần dần theo thời gian.
Tôi muốn chia sẻ câu chuyện về đội tuyển đua xe đạp Anh. Đội tuyển chưa bao giờ thắng giải cuộc đua Vòng quanh nước Pháp (Tour de France). Họ thuê một giám đốc thành tích với khái niệm được ông gọi là “tập hợp thắng lợi ngoại biên.” Ông mô tả đó là 1 phần trăm cải thiện trong hầu hết mọi việc chúng tôi làm. Vậy là họ gắn những chiếc lốp xe nhẹ hơn một chút vào xe đua. Những tay đua được đề nghị đeo cảm biến phản hồi sinh học. Họ làm những việc mà bạn chẳng thể ngờ một đội đua xe đạp sẽ làm. Và rồi họ thắng cuộc đua Vòng quanh nước Pháp trong ba năm.
Một phần trăm thay đổi có thể là chìa khóa chính để mở khóa các cấp độ thành công tuyệt đỉnh. Do đó, sự xuất sắc thực sự không phải là thay đổi triệt để. Đó là những cải thiện nho nhỏ được tích lũy dần theo thời gian.
Tôi thích nhắc đến "thói quen" như là "phần lãi kép của việc tự cải thiện". Tác động của nhân rộng thói quen; bạn lặp lại chúng theo thời gian. Nếu bạn có thói quen hay, thời gian là đồng minh của bạn. Tất cả những gì bạn cần là lòng kiên nhẫn. Nhưng nếu bạn có thói quen xấu, thời gian trở thành kẻ thù của bạn. Và đây là sự thật trần trụi hơn về thói quen: Thói quen là con dao hai lưỡi. Chúng có thể nâng bạn lên hoặc dìm bạn xuống. Đó là lý do vì sao hiểu thói quen và cơ chế hoạt động của nó là rất quan trọng bởi vì khi đó bạn có thể trở thành kiến trúc sư chứ không phải là nạn nhân của thói quen của mình.
Nếu bạn nghĩ điều này là quan trọng, nếu bạn đồng ý rằng 1 phần trăm thay đổi là quan trọng, thì một câu hỏi tự nhiên đặt ra là: “Tại sao rất khó để thay đổi hành vi và xây dựng thói quen tốt hơn?” Tôi sẽ trả lời rằng nếu bạn gặp khó khăn trong việc cải thiện, thì vấn đề không phải là bạn, mà là hệ thống của bạn. Chúng ta không thay đổi là do hệ thống thay đổi của chúng ta sai.
Thói quen hiện thời của bạn đã được thiết kế hoàn hảo để mang đến kết quả hiện thời của bạn. Tất cả chúng ta đều rất muốn thay đổi kết quả, nhưng thực sự đó không phải là điều cần thay đổi. Mà đó là hệ thống tạo ra kết quả đó. Hệ thống ấn định đầu vào.
Rốt cuộc, chúng ta đều đang cố điều chỉnh hệ thống phù hợp với mục tiêu của mình. Tin tốt là bạn không phải chọn lựa giữa hai điều này. Bạn sẽ xây dựng những thói quen này để tạo ra một hệ thống tốt đẹp hơn. Bằng cách xây dựng một hệ thống cho ra kết quả tốt hơn 1 phần trăm mỗi ngày, cuối cùng thì bạn cũng đạt được kết quả cuối cùng của mình.
Về mặt kỹ thuật “thói quen” được định nghĩa là “một hành vi được lặp đi lặp lại nhiều lần đủ để trở thành tự động,” nhưng chúng ta dùng từ này theo một cách khác. Thói quen, một việc bạn làm một cách tự động như đánh răng hoặc buộc dây giày, mà chẳng cần suy nghĩ.
Rất nhiều những điều có ý nghĩa nhất với chúng ta đòi hỏi phải được thực hiện với nỗ lực và chú tâm, nhưng đồng thời cũng cần sự nhất quán. Hãy tập chung vào điểm đầu chứ không phải điểm cuối. Ý tưởng ở đây là có một dạng đầu mối dắt dây mở đường cho thói quen mới chúng ta đang cố xây dựng.
Hãy khiến hành động đầu tiên trở nên dễ dàng. Tôi gọi những bước đi ban đầu đó là “khoảnh khắc quyết định.” Câu hỏi cần đặt ra với bản thân bạn là: Khoảnh khắc quyết định đó là gì? Tôi muốn gợi ý một bài tập giúp làm chủ ý tưởng rằng thói quen là lối vào dẫn đến những thông lệ lớn hơn. Bài tập này được gọi là “quy tắc hai phút”; có nghĩa là bất kỳ thói quen nào bạn muốn tạo lập trong đời, bạn sẽ điều chỉnh thành thứ gì đó tốn hai phút trở xuống. Ví dụ, đọc 30 cuốn sách một năm trở thành đọc một trang, hoặc tập yoga bốn ngày một tuần trở thành mang thảm tập yoga ra.
Chúng ta quá tập trung vào việc tìm ra ý tưởng kinh doanh hoàn hảo, chương trình rèn luyện thân thể tốt nhất, kế hoạch ăn kiêng lý tưởng. Chúng ta quá tập trung vào việc tối ưu hóa đến mức không cho phép tự thể hiện mình, dù chỉ một cách khiêm tốn. Nhưng nếu bạn không thể làm chủ nghệ thuật thể hiện mình, bạn không thể làm chủ những cải thiện nhỏ, thì chẳng còn gì để tối ưu hóa nữa.
Bí mật ở đây là đó không phải là về những thói quen nhỏ nhặt. Đó không phải là tập yoga trong hai phút hoặc đặt quyển sách lên gối. Mà đó là tin tưởng vào điều gì đó mới về bản thân bạn.
Có một khái niệm tôi gọi là những thói quen trên cơ sở bản tính,cho rằng một thay đổi hành vi đúng đắn thực ra là là thay đổi về bản tính Đó là tìm ra cách mới để nhìn vào bản thân mình. Nếu bạn tập trung vào đạt được kết quả đầu ra, thì bạn nghĩ, Một khi mình làm được điều này thì mình sẽ là người mình muốn trở thành. Nhưng sẽ có tác động lớn hơn nhiều nếu tập trung vào việc thói quen hiện tại của bạn có thể củng cố đặc tính bạn muốn có ra sao. Điều quan trọng là tập trung vào việc trở thành con người như vậy hơn là vào thực hiện việc đó. Mục tiêu thực sự không phải là đọc một cuốn sách; mà là trở thành người đọc sách. Mục tiêu không phải là chạy một cuộc đua marathon; mà là trở thành vận động viên chạy bộ.
Thực hiện việc này bằng cách củng cố bản sắc mới mà bạn đang trải nghiệm thay đổi hành vi thực sự. Tôi nghĩ đây chính là lý do khiến thói quen có ý nghĩa. Mỗi hành động bạn thực hiện là một lá phiếu cho kiểu con người bạn muốn trở thành.
Cuối cùng, khi bỏ những lá phiếu đó, bạn tạo dựng bằng chứng cho việc trở thành một kiểu con người cụ thể. Chất lượng của việc tạo dựng bằng chứng là điều cực kỳ thiết yếu. Nó khác hẳn với những điều bạn vẫn thường nghe như: “Hãy giả đò là vậy cho đến khi bạn làm được,” khiến bạn tin vào điều tích cực mà chẳng hề có bằng chứng về việc đó. Chúng ta có một từ dành cho niềm tin vô căn cứ: “ảo tưởng.”
Niềm tin ảnh hưởng đến hành vi và hành vi ảnh hưởng đến niềm tin. Cách tốt nhất để bắt đầu là để hành vi dẫn dắt. Khi bạn chống đẩy hoặc viết một câu hoặc thiền trong một phút, bạn không thể chối rằng trong khoảnh khắc này bạn là chính con người đó. Bạn là một vận động viên; một nhà văn; một người thiền định. Bằng cách tập hợp những lá phiếu và bằng chứng đó, bạn có đủ lý do để tin rằng đây chính là kiểu con người của bạn.
Tôi thường được hỏi: “Cần bao nhiêu thời gian để tạo lập thói quen?” Một nghiên cứu cho thấy, trung bình cần 66 ngày để tạo nên một thói quen mới. Một số việc dễ dàng như uống ly nước vào mỗi bữa ăn sáng, có thể chỉ cần vài tuần. Một số việc khó, như chạy bộ sau mỗi ngày làm việc, có thể cần đến bảy hoặc tám tháng. Do đó, tôi không biết liệu những con số này có ý nghĩa gì với bạn không.
Nhưng tôi nghĩ câu trả lời thật sự cho câu hỏi cần bao nhiêu thời gian để xây dựng một thói quen là mãi mãi. Vì nếu bạn dừng làm việc đó thì nó không còn là thói quen nữa. Thói quen không phải là vạch đích để vượt qua, mà đó là phong cách sống. Bạn đang tìm kiếm thay đổi nhỏ, một thay đổi không có tính đe dọa, một thay đổi bạn có thể tích hợp vào trạng thái bình thường mới và trở thành một phần trong nếp sống thường nhật của bạn.
Tôi hy vọng rằng ba ý tưởng cốt lõi và mỗi hành động bạn thực hiện là một lá phiếu cho kiểu người bạn muốn trở thành. Tôi hy vọng rằng quy tắc hai phút và ý tưởng điều chỉnh thói quen của bạn xuống sẽ mang đến vài điều thiết thực, một bài tập và bước đi hành động bạn có thể thực hiện để bắt đầu vào hôm nay.
Câu hỏi cuối cùng tôi dành cho các bạn là: Làm cách nào để bạn giỏi hơn 1% mỗi ngày?

James Clear là một doanh nhân, văn sĩ, diễn giả chính về phát triển bản thân và tác giả sách bán chạy nhất trên New York Times. Các bài nói chuyện đầy thú vị của ông hướng dẫn khán giả về các thói quen nhỏ, về việc ra quyết định và không ngừng cải thiện. Cuốn sách “Atomic Habits - Thói quen Nguyên tử” của ông đã bán được trên 800.000 bản trên toàn thế giới, chín tháng liền thuộc danh sách bán chạy nhất của New York Times và 33 tuần trong danh sách bán chạy nhất của Wall Street Journal. Ông thường viết bài về tư duy lãnh đạo cho New York Times, Entrepreneur, Business Insider, Medium và Time, đồng thời ông cũng là khách mời thường xuyên trên chương trình “CBS This Morning - Sáng nay trên CBS.”