Log in to access resources reserved for MDRT members.
  • Học hỏi
  • >
  • 3 bước để quản lý cuộc sống và lập hành trình đi đến thành công
3 bước để quản lý cuộc sống và lập hành trình đi đến thành công
3 bước để quản lý cuộc sống và lập hành trình đi đến thành công

Thg4 21 2022

3 bước để quản lý cuộc sống và lập hành trình đi đến thành công

Có một tầm nhìn thực tế và khả thi có thể giúp tư vấn viên lập và thực hiện mục tiêu, theo thành viên MDRT Nobuhiro Otsuka sha

Chủ đề được bàn tới

Matt Pais

Để thiết lập và đạt được mục tiêu, điều quan trọng là tạo ra tầm nhìn thực tế và có thể thực hiện cho cuộc đời bạn, thành viên MDRT 17 năm, ông Nobuhiro Otsuka đến từ Tokyo, Nhật Bản cho biết. Ông cũng là thành viên Top of the Table.

Để làm được điều đó, hãy bắt đầu với ba bước sau đây:

1. BƯỚC MỘT
Biết bạn đang ở đâu.
Khi tham gia khóa đào tạo, hãy ngồi ở hàng đầu. Bạn sẽ học hỏi được nhiều điều hơn là khi ngồi ở hàng cuối cùng. Thiếu kiến thức hoặc thông tin sẽ khiến bạn mất nhiều thứ nhưng khi có thông tin tốt, về cơ bản, có thể thay đổi cuộc đời bạn. Thành công đến từ việc cân bằng tư duy, kiến thức và kỹ năng. Bước tiếp theo, tôi tạo ma trận hoạch định cuộc sống, từ đó đúc kết kiến thức cho dễ hiểu hơn để có thể cố vấn cho người khác. Bạn cần suy nghĩ, thiết lập mục tiêu và có chiến lược tốt để hành động khác đi. Tôi đi bộ vào sáng sớm để giải tỏa đầu óc và tập trung suy nghĩ. Kết quả của buổi đi bộ lúc sáng sớm là con gái tôi, khi đó đang học lớp hai, nói: “Con muốn đi bộ cùng Ba.” Thế là hai cha con tôi đã có khoảng thời gian tuyệt vời bên nhau.

2. BƯỚC HAI
Là người tốt nhất với người khác.
Một khi tôi hiểu rõ bản thân hơn, mọi việc bắt đầu có vẻ khác. Tôi đã trải qua rất nhiều lần tiếc nuối lặp đi lặp lại trước khi thực hiện thay đổi. Sau nhiều giờ suy nghĩ, cuối cùng tôi có thể thấy rõ tôi là ai, tôi muốn trở thành người như thế nào. Tôi muốn trở thành người chồng, người cha, người bạn tốt và một nhà hoạch định bảo hiểm nhân thọ nổi bật. Tôi thật may mắn khi thực hiện được những điều mình muốn.

3. BƯỚC BA
Tình yêu, lòng tri ân và tính trung thực.
Khi được đề nghị làm gì đó, hãy gắng 120% sức mình để thực hiện điều đó. Kỹ năng bạn học hỏi để phục vụ người khác chính là của bạn. Khi bạn cam kết trở thành một người tuyệt vời, đáng tin cậy và đầy cam kết, bạn sẽ được giao phó các vai trò lớn hơn. Thử thách giúp con người phát triển. Những người xuất chúng đều đã vượt qua nhiều thử thách trong đời. Khi đối diện thử thách, hãy trân trọng điều đó vì nó giúp bạn phát triển.

Đây là đoạn trích từ bài thuyết trình “Thái độ quyết định hiệu suất: Các nguyên tắc để thành công,” của Otsuka tại Hội nghị Thường niên MDRT 2013. Để xem thêm nhiều ý tưởng khác từ thành viên MDRT, hãy ghé thăm trang web MDRT.

Bạn đã làm đủ để bảo vệ nhân viên và doanh nghiệp của mình chưa?

Derek A. Dingwall, AFP

Tư vấn viên tài chính chuyên giúp khách hàng chuẩn bị kế hoạch cuộc đời, nhưng chúng ta đã dành đủ thời gian để hoạch định cho những gì diễn ra với nhân viên sau khi chúng ta qua đời chưa? Tương lai của doanh nghiệp của bạn có thể được quyết định bởi người đầu tiên trả lời điện thoại vào buổi sáng sau khi bạn qua đời.

Hãy hình dung ra cảnh đó. Nhân viên bị sốc vì cái chết của bạn, họ không được chuẩn bị để biết làm gì hoặc nói gì. Chuông điện thoại reo và đó là một khách hàng đang lo lắng hỏi điều gì sẽ xảy ra với khoản đầu tư hoặc hợp đồng của họ. Trong khi đó, nhân viên thì lại lo lắng về sinh kế và tương lai của mình. Nếu khách hàng nhận ra sự lo lắng của nhân viên và đăng một bài viết trên mạng xã hội về sự hoảng loạn tại văn phòng của bạn, đó sẽ là tai họa. Nhưng kịch bản này có thể đảo ngược.

Bảo vệ nhân viên chính là bảo vệ doanh nghiệp của bạn

Ưu tiên thứ nhất là bảo vệ nhân viên hỗ trợ bằng cách cho họ thụ hưởng một hợp đồng bảo hiểm nhân thọ với ba tháng thu nhập. Quyền lợi này sẽ khiến họ cảm thấy yên tâm và an toàn.

Tôi cũng bổ sung một điều khoản trong văn bản thỏa thuận rằng trợ lý riêng của tôi sẽ được nhận ba tháng tiền thuê nhà và các chi phí sinh hoạt khác nếu tôi chết. Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là cách hữu hiệu nhất để nhận được tiền ngay lập tức. Trong khi dùng quỹ tín thác cho mục đích này là không thực tiễn vì thời gian là điều cốt yếu để nhân viên của bạn nhận được hỗ trợ sau khi bạn ra đi.

Giúp đỡ khách hàng là chủ doanh nghiệp nhỏ

Khi kế hoạch đã sẵn sàng, hãy xem xét các công ty nhỏ khác cũng có thể sử dụng một kế hoạch tương tự để mang lại sự bảo đảm cho nhân viên và cứu doanh nghiệp của họ. Ví dụ, trong phòng mạch của bác sĩ, ai sẽ trả tiền cho y tá và nhân viên tiếp tân nếu bác sĩ qua đời?

Khi thảo luận về điều gì sẽ xảy ra trong trường hợp bạn qua đời với đội ngũ nhân viên hỗ trợ, bạn đời, đối tác kinh doanh và người thực hiện di chúc, chính là bạn đang mang tới sự bảo đảm về tài chính cho nhân viên và các khách hàng trung thành.

Derek Dingwall, đến từ Benoni, Nam Phi, là thành viên MDRT 42 năm. Liên hệ với ông tại dings@mweb.co.za.

Họ đã sai! Tại sao họ không thấy điều đó chứ?

Susan Robertson

Bạn có vài thông tin hữu ích, thậm chí có thể đổi đời, và đang trình bày với khách hàng tiềm năng. Đó là những ý tưởng họ chưa bao giờ nghĩ tới liên quan đến việc giảm thiểu rủi ro trong tương lai. Sau khi trình bày sau, bạn không thấy họ thốt lên đầy kinh ngạc, mà chỉ nghe thấy câu: “Không, cám ơn.”

Hành động đó có thể liên quan đến khoa học về não bộ.

Khi mọi người (kể cả bạn) nghe được thông tin mới trái với quan điểm cá nhân, họ chỉ điều chỉnh chút xíu nhưng hoàn toàn không lật lại niềm tin hiện có. Khi tiếp cậndữ liệu mới, hiếm khi chúng ta tự vấn rằng có lẽ những gì mình đang tin tưởng là sai.

Điều này thật khó chịu, nhưng đó là cách trí não chúng ta làm việc. Bộ não là cỗ máy suy luận kiểu Bayes. Logic Bayes là cách lý luận cụ thể, theo công thức tạo ra cách kết hợp chặt chẽ bằng chứng mới với thông tin đã biết. Bộ não của con người có khuynh hướng chỉ điều chỉnh dần dần từng bước nhỏ niềm tin hiện tại khi đối diện với dữ liệu mới.

Điều chỉnh cách trí não làm việc

Khi bạn muốn thuyết phục khách hàng hoặc nhân viên thay đổi cách tư duy, hãy từ từ đưa thông tin ra. Cho khách hàng thấy sự thay đổi từng bước giống như giúp mở rộng niềm tin sẵn có hơn là tin vào một điều hoàn toàn mới.

Ví dụ, nếu một khách hàng tiềm năng không tin vào bảo hiểm nhân thọ, bạn đừng trông đợi rằng họ sẽ sớm từ bỏ giả định cố hữu lâu đời — ngay cả khi bạn trình bày cho họ cả đống biểu đồ, thông tin và số liệu. Làm cách này sẽ chỉ khiến họ lánh xa bạn. Thay vào đó, bạn nên bắt đầu với những gì họ tin tưởng, như vợ con họ có thể vẫn được sống trong căn nhà của gia đình, ngay cả khi khách hàng tiềm năng qua đời trước khi con cái họ trưởng thành và trở nên độc lập.

Niềm tin nào là sâu sắc nhất?

Một người càng có nhiều trải nghiệm về một chủ đề thì càng có nhiều giả định về điều đó. Thậm chí họ không nhận ra mình có những giả định này bởi vì niềm tin này đã in quá sâu vào đầu óc đến mức họ không nghĩ đến việc đặt câu hỏi về những ý tưởng này. Những niềm tin này được coi là chân lý, đó là lý do vì sao việc đặt câu hỏi có thể giúp khách hàng tiềm năng xem xét các giả định phần lớn nằm trong tiềm thức của họ.

Do con người chúng ta có xu hướng duy trì các mô hình tinh thần hiện có, bạn cần phải làm mọi cách để giúp bản thân, nhân viên và khách hàng thoát khỏi phản ứng chống lại tư duy mới một cách tự nhiên này. Nên nhớ rằng, về mặt tiềm thức, bộ não sẽ giới hạn suy nghĩ theo những cách mà bạn không ngờ tới trừ khi bạn quản lý các suy nghĩ đó một cách có ý thức và tích cực.

Susan Robertson là chuyên gia tư duy sáng tạo với hơn 20 năm kinh nghiệm về diễn thuyết và huấn luyện cho các công ty nằm trong danh sách Fortune 500. Là giảng viên về môn sáng tạo ứng dụng tại Đại học Harvard, Robertson cung cấp một nền tảng khoa học để nâng cao khả năng sáng tạo của con người. Để tìm hiểu thêm, vui lòng ghé thăm trang susanrobertson.co.

Để nhận bài viết tại MDRT Blog trong hòm thư đến, vui lòng đăng ký tại mdrt.org/blog.