Log in to access resources reserved for MDRT members.
Xác định mục đích của bạn
Xác định mục đích của bạn

Thg4 22 2022

Xác định mục đích của bạn

8 lý do tại sao bạn nên thay đổi chiến lược trong doanh nghiệp và xác định bước tiếp theo.

Chủ đề được bàn tới

Việc lên kế hoạch kinh doanh liên tục là vì lợi ích tốt nhất của người quản lý đại lý, khách hàng, ngành và xã hội nói chung. Phát triển chiến lược này cho bạn nhiều cơ hội mới, bao gồm:

Phát triển nền tảng khách hàng hay AUM. Mở rộng khối khách hàng và khả năng tạo doanh thu bằng cách vươn ra ngoài doanh nghiệp của mình để mua một doanh nghiệp khác hoặc một phần cơ sở khách hàng.

Tạo cơ hội kinh doanh mới. Thông qua mua lại, doanh nghiệp của bạn có thể mở rộng tầm với và cơ hội từ khách hàng và đối tác của bạn.

Mở rộng dịch vụ khách hàng. Có thể bạn sẽ có thêm những khách hàng đòi hỏi bạn phải nâng cao năng lực bản thân và nhóm. Bạn sẽ có thêm nhân viên mới để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Trong cả hai trường hợp, thêm dịch vụ giúp mang lại nhiều cơ hội làm ăn với nhiều người hơn.

Chuyên môn hóa. Liệu một doanh nghiệp khác có thể giúp xây dựng doanh nghiệp của bạn thành nơi chuyên gia cần phải tìm đến bởi một số đối tượng khách hàng cụ thể không? Thay đổi tính chất doanh nghiệp của bạn có thể giúp bạn tập trung hơn vào chuyên môn và đối tượng khách hàng lý tưởng.

Giảm số lượng khách hàng. Bạn không bao giờ muốn bỏ mặc những khách hàng cần đến bạn mà không có ai giúp họ. Nếu bạn đang cân nhắc thực hiện thay đổi trong doanh nghiệp, như nghỉ hưu hay giảm tải công việc, bạn có thể bán hoặc sáp nhập doanh nghiệp, điều này đòi hỏi lên kế hoạch chu đáo nhằm bảo đảm chuyển giao tốt đẹp.

Chuẩn bị cho nghỉ hưu. Quá trình này không xảy ra trong một đêm. Bằng việc chuẩn bị thỏa đáng, bạn có thể bảo đảm chuyển giao doanh nghiệp và khách hàng cho đúng người.

Tìm kiếm tính kinh tế dựa trên quy mô. Bằng cách sáp nhập doanh nghiệp của bạn với một doanh nghiệp khác hoặc mua một phần cơ sở khách hàng, bạn có khả năng nâng cao năng suất với chi phí thấp hơn nhờ thay đổi nhân sự, làm ăn hiệu quả hơn với đội nhóm hoặc ngược lại.

Tái tập trung vào vai trò của bạn. Cách duy nhất để thay đổi trách nhiệm của bạn là thực hiện một thay đổi trong doanh nghiệp. Điều đó đồng nghĩa với việc bắt đầu chuyển giao công việc lãnh đạo cho người kế nhiệm hoặc sáp nhập với một doanh nghiệp khác, nơi bạn sẽ tiếp tục làm việc nhưng điều chỉnh lại vai trò của mình.

Dĩ nhiên, sau khi hiểu lý do đằng sau việc lên kế hoạch này, bạn cần quyết định mình nên làm gì. Hành động của bạn hôm nay sẽ phục vụ cho lợi ích tốt nhất của bạn và quan trọng hơn hết, cho lợi ích tốt nhất của khách hàng. Trong khi xem xét nhiều nhân tố trong quá trình xây dựng kế hoạch kinh doanh liên tục của bạn, dưới đây là ba lựa chọn bạn có thể cân nhắc khi làm “kế hoạch chi tiết” để đi tiếp.

Khi bạn nghĩ về tương lai của doanh nghiệp mình, bạn có lên kế hoạch để ...

Mua — Bạn nghĩ bạn không có thời gian hoặc nhu cầu xây dựng kế hoạch kế nhiệm khi vẫn đang nỗ lực phát triển doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc thực hiện một vài bước bây giờ và khi bạn ngày càng tiến gần hơn đến nghỉ hưu sẽ xây dựng nền tảng vững chắc và dọn đường cho doanh nghiệp của bạn trong giai đoạn chuyển tiếp cuối cùng đó. Đồng thời, hướng dẫn này sẽ giúp bạn thực hiện các bước cần thiết để mua doanh nghiệp và phát triển. Mua doanh nghiệp có thể giúp bạn phát triển cơ sở khách hàng, tạo cơ hội kinh doanh mới và mở rộng khả năng chào bán dịch vụ.

Bán — Bạn đã sẵn sàng chuyển nhượng quyền sở hữu doanh nghiệp của mình chưa? Cho dù bạn lên kế hoạch chuyền ngọn đuốc cho một thành viên gia đình, một người cố vấn hay một người mua bên ngoài, bạn sẽ cần cân nhắc một loạt nhân tố tác động đến quá trình đó. Việc bán doanh nghiệp giúp bạn điều chỉnh quy mô khách hàng để tập trung vào chuyên môn, tái tập trung vào vai trò của bạn và chuẩn bị cho việc nghỉ hưu.

Sáp nhập — Bạn có định lên kế hoạch sáp nhập với doanh nghiệp khác để mở rộng quy mô doanh nghiệp hay điều chỉnh vai trò không? Bạn sẽ cần một kế hoạch ngắn và dài hạn nhằm bảo đảm tìm ra đúng đối tác để mang lại kết quả tốt nhất cho bạn và khách hàng. Sáp nhập có thể giúp bạn mở rộng các cơ hội chào bán dịch vụ, tái tập trung vào vai trò của bản thân, tìm kiếm lợi ích kinh tế dựa trên quy mô và chuẩn bị cho nghỉ hưu.

Thăm dò bước đi tiếp theo thông qua việc mua, bán hoặc sáp nhập doanh nghiệp theo Sơ đồ Quyết định Kinh doanh Liên tục của MDRT: mdrt.org/decisiontree