Log in to access resources reserved for MDRT members.
  • Học hỏi
  • >
  • Củng cố kết nối bằng cách trân trọng sự tổn thương
Củng cố kết nối bằng cách trân trọng sự tổn thương
Củng cố kết nối bằng cách trân trọng sự tổn thương

Thg7 01 2022

Củng cố kết nối bằng cách trân trọng sự tổn thương

Jun Mikawa biết rằng đối với một tư vấn viên, việc mở lòng quan trọng hơn thành tích thể thao trong quá khứ.

Chủ đề được bàn tới

Tuổi thơ của Jun Mikawa trôi qua rất dễ dàng. Anh nổi tiếng trên sân bóng với việc mang về chức vô địch cho trường trung học và đại diện cho Thành phố Kyoto trong cuộc thi quốc gia.

Vì vậy, thành viên MDRT 11 năm đến từ Tokyo, Nhật Bản này cho rằng những năm tháng được yêu mến nhờ thành tích thể thao của anh sẽ giúp anh trong việc giao tiếp xã hội khi bước vào nghề dịch vụ tài chính. Tuy nhiên:

“Tôi không phải vậy,” anh tâm sự: “Tôi đã không đạt được bất kỳ kết quả nào trong vài năm mới vào nghề.”

Lý do cho sự thiếu kết nối giữa các cá nhân với nhau có vẻ đơn giản, nhưng thiếu sót của anh cho thấy một vấn đề có thể là thách thức đối với ngay cả các tư vấn viên kỳ cựu: khả năng an ủi khách hàng bằng cách thể hiện rằng bạn là một người nhạy cảm, chứ không phải là một chuyên gia cứng nhắc. Trên thực tế, một khách hàng tiềm năng nói rằng nói chuyện với anh giống như trò chuyện với một con robot vì Mikawa kiệm lời và khó đò đoán.

Khắc phục ấn tượng xấu đó đồng nghĩa phải thực hiện một vài bước khó khăn nhưng hữu dụng đối với sự nhận thức của bản thân:

1. Anh sẵn sàng nhìn nhận mình còn thiếu sót và chấp nhận điều đó. Mikawa tâm sự: “Để hòa hợp với mọi người, điều quan trọng là phải hòa hợp với bản thân trước.”

2. Hãy suy ngẫm không chỉ về thành công mà cả về thất bại và thất vọng. Đối với Mikawa, điều đó có nghĩa là dành chỗ để tiếp nhận nỗi đau và thử thách trong cuộc sống thay vì chỉ tập trung vào hạnh phúc và thành tích thể thao. Anh nói: “Khi chúng ta nói về bản thân, chúng ta có xu hướng nói về những phần tươi đẹp chứ không phải những phần tăm tối.” Những người vô tâm xử lý phần tăm tối của họ có xu hướng vô tâm xử lý phần tăm tối của khách hàng và những người khác. Những người xử lý phần tăm tối của họ một cách thận trọng có thể đồng cảm với khách hàng.”

Đó là một lời khẳng định sâu sắc - để lắng nghe, đón nhận và hỗ trợ khách hàng bằng trải nghiệm cá nhân cần kết nối cởi mở với chính bản thân mình. Đối với Mikawa, điều đó bao gồm nỗ lực “làm bạn với chính mình,” qua ý kiến đóng góp từ đồng nghiệp và chuyên gia tư vấn.

Nói cách khác, suy nghĩ về thông tin bạn kỳ vọng khách hàng sẽ cung cấp. Khách hàng sẽ xem bạn như một người có lòng quan tâm hay là một đại diện khó tiếp cận của một công ty?

“Là tư vấn viên, chúng tôi không chỉ có những câu chuyện vui vẻ; chúng tôi tư vấn cho khách hàng về những góc sâu thẳm, tăm tối của những rắc rối, lo lắng và nỗi đau của họ,” anh nói. “Khi đã có mối quan hệ sâu sắc hơn với bản thân, tôi có thể nghe được những câu chuyện và mối lo sâu sắc hơn của khách hàng tiềm năng và khách hàng, và xây dựng những mối quan hệ ý nghĩa trong thời gian rất ngắn.”

Anh nói thêm rằng bằng cách cởi mở hơn, các chủ doanh nghiệp anh vừa gặp đã nhờ anh tư vấn về việc nghỉ hưu và kế nhiệm doanh nghiệp dù họ chưa từng chia sẻ kế hoạch đó với người khác. Khách hàng khác đã tìm đến anh để được tư vấn về các vấn đề tiền bạc mà họ chưa tiết lộ với gia đình và đối tác của mình.

Như vậy, khi đi sâu hơn vào trải nghiệm của chính mình sẽ dẫn đến kết nối mạnh mẽ hơn với trải nghiệm của người khác. Phải chi có một từ miêu tả khả năng có thể biến sự an yên của bản thân thành sự thịnh vượng của người khác. Thực tế, có một từ như vậy. “Kiraku” là từ do các tình nguyện viên của Tiểu ban Cuộc sống Prudential nơi Mikawa là thành viên đặt ra, có nghĩa là “tận hưởng sự tỏa sáng của bản thân và giúp người khác tỏa sáng.”

Tetsuo Kageshima viết bài cho Team Lewis, cơ quan truyền thông hỗ trợ MDRT phát triển nội dung cho thị trường Châu Á - Thái Bình Dương. Liên hệ mdrteditorial@teamlewis.com.

THÔNG TIN LIÊN HỆ: Jun Mikawa jun.mikawa@prudential.co.jp