Log in to access resources reserved for MDRT members.
  • Học hỏi
  • >
  • 3 phút giải thích về lạm phát khiến khách hàng luôn nhớ
3 phút giải thích về lạm phát khiến khách hàng luôn nhớ
3 phút giải thích về lạm phát khiến khách hàng luôn nhớ

thg 7 01 2022

3 phút giải thích về lạm phát khiến khách hàng luôn nhớ

Thay vì sử dụng đồ thị và con số, Richard, Dobson dùng tem bưu chính để giải thích vì sao khách hàng cần tính đến nhân tố lạm phát trong hoạch định tài chính của họ.

Chủ đề được bàn tới

Lạm phát có tác động tiêu cực lên tiền tiết kiệm và tài khoản đầu tư của khách hàng. Tư vấn viên phải giúp họ hiểu rằng lạm phát là “lý do” đằng sau lời khuyên nên phân bổ một phần tài sản cốt lõi của họ vào cổ phiếu.

Lạm phát được giải thích là mức giá chung của hàng hóa và dịch vụ thì tăng còn sức mua của đồng tiền thì giảm. Chi phí sinh hoạt có lẽ sẽ tiếp tục bào mòn nền kinh tế sau khi chỉ số giá tiêu dùng tại Hoa Kỳ đã đạt mức cao nhất trong vòng 40 năm vào quý I năm 2022. Liên minh Châu Âu chứng kiến giá cả tăng nhanh hơn bao giờ hết kể từ khi đồng Euro được tung ra vào năm 1999. Giá nhiên liệu cao kỷ lục khiến lạm phát tiêu dùng tại Úc tăng vọt; giá lương thực cao tại Pakistan khiến lạm phát đạt mức hai con số; và ngay cả Nhật Bản, nơi giá cả bị giảm phát từ thập niên 1980 khi bong bóng bất động sản sụp đổ, ngân hàng trung ương Nhật Bản, lần đầu tiên trong tám năm, đã dự báo lạm phát gia tăng.

Đe dọa của lạm phát thu hút sự quan tâm hàng đầu của chúng ta. Theo nghiên cứu về lợi nhuận của chứng khoán Hoa Kỳ kể từ năm 1802 của Tiến sĩ Jeremy Siegel, Trường Wharton School of the University of Pennsylvania, cổ phiếu mang lại mức lãi 6,6% (đã điều chỉnh theo lạm phát) và con số này là trên 11% kể từ Thế chiến Thứ 2. Nhưng thậm chí tỷ lệ lạm phát thấp 2% cũng có thể bào mất 18% đến 45% giá trị trong khoảng thời gian từ 10 đến 30 năm.

Do vậy, cách tốt nhất để chúng ta truyền tải thông tin này cho khách hàng và khách hàng tiềm năng là gì?

  • Diễn giải đơn giản.
  • Đáng nhớ.
  • Và sáng tạo.

Đừng sử dụng đồ thị và biểu đồ. Chúng không gây hứng thú, khách hàng và khách hàng tiềm năng chỉ liếc nhìn qua. Tôi có một đồ thị cho thấy sức mua bị mất theo thời gian, nhưng nó không gợi mở đến thế giới thực. Thay vào đó, tôi cho khách hàng xem con tem bưu chính Hoa Kỳ đã 50 tuổi. Con tem hạng nhất chỉ tốn 8 xu vào năm 1972. Giờ đây, cũng con tem đó tốn 58 xu, đó là mức tăng trung bình 4,2% một năm, hơi cao hơn tỷ lệ lạm phát tiêu dùng hàng năm là 3,9% trong cùng thời kỳ. Khách hàng ngay lập tức hiểu được ví dụ này vì đó là một cách đơn giản và dễ nhớ để thể hiện cách lạm phát tác động lên sức mua, một ví dụ mà ai cũng có thể liên hệ. Hoàn tất suy nghĩ bằng cách gắn kết quả nghiên cứu của Siegel: theo đó một danh mục được đầu tư vào một công ty lớn mang lại lợi nhuận 6,6%, trừ đi 4,2% lạm phát từ ví dụ con tem và chúng ta có được mức lãi suất kỳ vọng thực là 2,4% khi nhắm đến mục tiêu dài hạn của khách hàng. Câu hỏi cho khách hàng là, với 58 xu bạn sẽ mua được bao nhiêu tem trong 50 năm tới? Có lẽ 58 xu sẽ chỉ mua được phần nhỏ của một con tem trong 50 năm tới.

Cho khách hàng xem ví dụ về con tem này thay vì một đồ thị đường thẳng và họ sẽ hiểu ngay lạm phát tác động thế nào lên tiền tiết kiệm của họ. Sửa lại các ví dụ về hình ảnh bằng cách dùng một tấm thẻ cùng con tem trên đó và giải thích sự tăng giá theo thời gian. Khách hàng sẽ nhớ ví dụ này thậm chí cả nhiều năm về sau.

Đỉnh và đáy cấu thành mức trung bình của thị trường và các dao động này là một phần của quá trình đầu tư. Theo bản năng, khách hàng sẽ không nghĩ về chuyện xấu do vậy thỉnh thoảng nên nhắc họ nhớ lại ví dụ về lạm phát tiền tem. Họ không được mất lòng tin về dữ liệu.

Hãy giải thích về mức trung bình của thị trường với phép so sánh này: Nếu một tay bạn nắm một cục tuyết và một tay nắm một củ khoai nóng, bình quân nhiệt độ thì bạn phải thấy bình thường; tuy nhiên bạn sẽ không thấy thoải mái lắm. Vấn đề là việc phân tán cổ phiểu để theo đuổi mức lãi trung bình trong dài hạn có lúc sẽ khiến bạn không cảm thấy thoải mái. Nhưng chính vào những lúc đó chúng ta mới thu về giá trị cao nhất cho khách hàng, nếu họ thừa nhận các dao động này là bình thường. Chúng ta tin tưởng vào dữ liệu dài hạn và mọi điều chỉnh để khiến khách hàng thoải mái hoặc thay đổi cấu trúc trong phân bổ danh mục cổ phiếu của khách hàng được thực hiện tốt nhất khi thị trường ổn định, chứ không phải bị bắt buộc khi thị trường biến động.

Cầu thang là một hình ảnh khác bạn có thể dùng để giúp khách hàng tập trung vào viễn cảnh dài hạn. Cầu thang biểu thị cho hiệu suất của thị trường trong dài hạn. Tiếp theo, tưởng tượng một người vừa đi lên trên cầu thang đó vừa chơi yo-yo. Chuyển động lên xuống của yo-yo thể hiện mức thăng trầm trong ngắn hạn của thị trường. Chúng ta nên chú tâm vào cầu thang, và chú tâm (nếu có) thật ít đến con yo-yo. Minh họa này là lời nhắc nhở tuyệt vời cho những khách hàng đang lo lắng khi thấy thị trường đi xuống hoặc khủng hoảng trong ngày.

Là tư vấn viên, chúng ta phải nhắc khách hàng rằng rủi ro dài hạn lớn nhất của thị trường cổ phiếu không phải là đáy hoặc điều chỉnh. Rủi ro lớn nhất là không tham gia vào thị trường.

Richard Dobson Jr. là thành viên MDRT 20 năm đến từ Cedar Falls, Iowa, Hoa Kỳ. Liên hệ với ông tại rdobson@cfu.net.

Xem bài thuyết trình của Dobson tại Sự kiện trực tuyến Hội nghị Thường niên MDRT 2021 tại mdrt.org.