Log in to access resources reserved for MDRT members.
  • Học hỏi
  • >
  • Bí mật trong lắng nghe hiệu quả
Bí mật trong lắng nghe hiệu quả
Bí mật trong lắng nghe hiệu quả

Thg11 01 2022 / Round the Table Magazine

Bí mật trong lắng nghe hiệu quả

Chúng ta có thể nghe, nhưng chúng ta có thực sự lắng nghe không?

Chủ đề được bàn tới

Các tổ chức, được đánh giá cao về năng lực lắng nghe, có tinh thần làm việc tốt hơn, mức độ trung thành của khách hàng và nhân viên cao hơn, nhân viên có năng suất cao hơn và có danh tiếng hơn. Các tổ chức được đánh giá thấp về năng lực lắng nghe bị phê bình nhiều hơn và gặp nhiều vấn đề khủng hoảng cần phải xử lý hơn. Chăm chú lắng nghe có thể ảnh hưởng đến thành công của cá nhân bạn và của tổ chức.

Định nghĩa của tôi về lắng nghe là làm cho các âm thanh có ý nghĩa. Đây là một quy trình tinh thần khác với nghe: Trước hết, bạn chọn một số trong những điều nghe được, sau đó luận giải để chúng có một ý nghĩa gì đó. Kỹ năng lắng nghe đặc biệt như dấu vân tay, giọng nói hay mống mắt của bạn, vì tất cả chúng ta lắng nghe thông qua một loạt các sàng lọc đã được tích lũy suốt đời. Kỹ năng lắng nghe của bạn khác những người khác: Bạn sinh ra trong một nền văn hóa, nói một ngôn ngữ ảnh hưởng đến cách bạn lắng nghe; bạn có các giá trị, thái độ và niềm tin đã được tích lũy trong suốt cuộc đời từ bố mẹ, bạn bè, hình mẫu, thầy cô giáo và những người khác, bạn chọn những gì mình thích và bỏ qua những thứ còn lại. Những niềm tin đó là nhận định về cách thức người khác đón nhận bạn, những gì họ nghĩ và những gì thế giới vận hành nói chung. Cuối cùng, bạn có thể có kỳ vọng hoặc chủ định cho một cuộc trò chuyện cụ thể, và cảm xúc có thể chen vào.

Cho nên, kỹ năng lắng nghe của mỗi người một khác và nó thay đổi theo thời gian. Nếu bạn gặp một người vừa nhận được một tin khủng khiếp họ sẽ lắng nghe bạn rất khác so với một người nhận được tin vui và đang ở tâm trạng rất thoải mái. Các bộ lọc của bạn tạo nên trải nghiệm độc nhất trên thế giới cho bạn, điều đó có nghĩa là lắng nghe thực sự tạo ra thực tế của bạn. Vì bạn nhận thức khi lắng nghe nên bạn có thể cải thiện kinh nghiệm sống của bạn.

Dưới đây là một số bài tập có thể cải thiện kỹ năng lắng nghe của bạn.

RASA

Đây là cụm từ viết tắt cần nhớ khi bạn trò chuyện.

  • Receive (Đón nhận) — hoàn toàn chú ý, nhìn vào người nói, bỏ hết mọi thứ khác xuống
  • Appreciate (Trân trọng) — cho thấy bạn đang chú ý và gần như không nói hoặc cử động
  • Summarize (Tóm tắt) — “Như vậy, những gì vừa nói là thế này. Giờ chúng ta có thể nói tiếp về điều đó.” Hoặc, “Như vậy, những gì tôi hiểu là thế này; có đúng không?” Trong các buổi nói chuyện để bán hàng, điều cực kỳ quan trọng là không nghĩ đến các vấn đề của buổi trò chuyện (đóng các cánh cửa dọc hành lang dài trong lúc nói để bạn có thể tự tin tiếp tục)
  • Ask questions (Đặt câu hỏi) — các câu hỏi mở rất có tác dụng với việc tạo ra sự kết nối

Thưởng thức

Thưởng thức các âm thanh xung quanh bạn, giống như khi bạn ăn vậy Bạn có thể phát hiện ra một dàn hợp xướng ẩn giấu, vì ngay cả những âm thanh bình thường cũng có thể rất thú vị. Nhiều âm thanh rất sống động, thậm chí cả một âm thanh tầm thường như ấm đun nước hoặc máy sấy quần áo. Đồng thời, một số âm thanh có thể gây hại cho bạn cho dù bạn không nhận thức được. Nếu rèn luyện việc thưởng thức, bạn có thể trở nên sáng suốt hơn và có trách nhiệm hơn với âm thanh bạn nhận được, một điều có thể rất tốt cho sức khỏe. Chằng hạn, nghiên cứu cho thấy các âm thanh sinh học như gió thổi, nước chảy, chim hót rất tốt cho bạn. Nó chống lại bệnh tật, lão hóa và căng thẳng cũng như là che tiếng ồn hiệu quả trong lúc bạn đang cố tập trung làm việc. Các địa điểm ngoài trời nổi tiếng là nơi bạn cần đến nếu muốn nghe âm thanh tốt cho sức khỏe.

SilenSự tĩnh lặngce

Hãy dành cho bạn vài phút tĩnh lặng mỗi ngày để đôi tai của bạn được cân chỉnh lại. Môi trường ồn ào, và chúng ta có thể bị tê liệt trước những gì đang diễn ra xung quanh. Hãy tận hưởng vài phút tĩnh lặng, hoặc chí ít là yên bình, ở một nơi yên tĩnh như phòng ngủ hoặc đóng cửa phòng làm việc của bạn lại. Hãy ở một nơi bạn có thể ngồi trong tĩnh lặng vài phút, sau đó lắng nghe trở lại.

Các trạng thái lắng nghe

Đây là một phép ẩn dụ nói về các cách hoặc phong cách lắng nghe khác nhau. Chẳng hạn, lắng nghe chủ động bắt đầu bằng hồi tưởng một cụm từ như: “Điều tôi nghe được khi bạn nói là ...” và bạn nhắc lại chính xác những gì người kia đã nói. Tiếp đó là đến phần xác nhận, khi bạn xác nhận quan điểm của người kia bằng câu nói như là: “Tôi có thể hiểu tại sao bạn lại tin tưởng/đã nói điều đó.” Giai đoạn cuối cùng là tổng hợp, trong đó bạn có thể thảo luận giải pháp phù hợp cho cả hai người.

Lắng nghe tích cực rất hữu ích cho nghề tư vấn, khi đàm phán, hoặc thậm chí với những đứa trẻ ngỗ ngược, vì người kia cảm thấy họ đã được lắng nghe và hiểu. Nếu đứa con vị thành niên của bạn nói: “Con ước giá như bố chết đi cho rồi!” và bạn đáp lại: “Những gì bố nghe thấy con nói là con ước bố chết. Bố có thể hiểu con đang cảm thấy rất giận. Hãy nói cho bố về điều đó,” bạn có thể sẽ nhận được một câu trả lời như: “Con xin lỗi, ý con thực sự không phải vậy,” một câu nói rất khác so với câu trả lời bạn sẽ nhận được nếu bạn bộc phát thốt lên: “Sao mày dám; cút về phòng của mày ngay!”

Lắng nghe phản biện là một trạng thái lắng nghe rất hữu ích trong giáo dục và làm ăn, vì nó đi kèm với việc đánh giá và phán xét không ngừng, trong lúc tìm kiếm giá trị và loại bỏ sự không phù hợp. Nhưng đó không phải là trạng thái lắng nghe tốt nhất để bạn làm theo; lúc này, có lẽ tốt hơn hết là bạn chuyển sang lắng nghe thấu cảm theo đó bạn đặt mình ở vị trí của người kia và thể hiện lòng trắc ẩn để trân trọng cảm xúc của họ.

Julian Treasure là chuyên gia về âm thanh và giao tiếp và một huấn luyện viên về hiệu quả kinh doanh. Anh là tác giả cuốn “How to be Heard” (Làm thế nào để được Lắng nghe” và cuốn “Sound Business” (Kinh doanh Lành mạnh). Liên hệ với anh tại jt@juliantreasure.com.

Xem phần trình bày của Treasure tại Hội nghị Thường niên MDRT 2019 tại mdrt.org.