Log in to access resources reserved for MDRT members.
  • Học hỏi
  • >
  • Hướng dẫn về mạng xã hội của MDRT
Hướng dẫn về mạng xã hội của MDRT
Hướng dẫn về mạng xã hội của MDRT

Thg11 01 2023 / Round the Table Magazine

Hướng dẫn về mạng xã hội của MDRT

Tìm hiểu những gì nên làm, những gì không nên làm và nhiều thông tin khác về việc sử dụng mạng xã hội trong doanh nghiệp của bạn.

Chủ đề được bàn tới

Cách đây rất lâu, mọi liên hệ với khách hàng đều diễn ra trực tiếp hoặc qua điện thoại. Rõ ràng, những ngày đó đã qua và không quay trở lại. Tin tốt là mạng xã hội mở rộng cơ hội để bạn tiếp cận khách hàng và khách hàng tiềm năng theo những cách mới.

Trên các nền tảng khác nhau, với tư cách tư vấn viên bạn có thể tùy chỉnh cách tiếp cận của mình để phù hợp nhất với thương hiệu và dịch vụ cũng như thị trường mục tiêu mà bạn muốn tiếp cận. Có vô vàn khả năng, bạn có thể chọn những gì phù hợp nhất với mình.

Hãy khám phá cách bạn có thể tối đa hóa lợi ích của mạng xã hội trong doanh nghiệp của mình trong đoạn trích về hướng dẫn mạng xã hội dưới đây của MDRT. Hãy tìm đọc bản hoàn chỉnh với kiến thức chuyên sâu về đăng cái gì và cách sử dụng phương pháp tiếp cận khác nhau cho các nền tảng khác nhau tại mdrt.org/social-media-guide.

Lý do vì sao tư vấn viên nên quan tâm đến mạng xã hội

Trước khi đi sâu vào nhiều khả năng từ mạng xã hôị, chúng ta hãy xem xét một số lý do nó có thể mang lại lợi ích cho bạn:

  • Xây dựng cộng đồng của riêng bạn với những khách hàng tiềm năng đáng tin cậy và sẵn sàng tham gia
  • Tạo hệ sinh thái của riêng bạn trong nhóm khách hàng để tăng lòng trung thành và gia tăng thêm nhiều giá trị ngoài tài chính
  • Thể hiện cá tính của bạn để quảng bá công việc của mình và làm nổi bật doanh nghiệp
  • Chuyển đổi khách hàng tiềm năng có lối sống như bạn thành khách hàng trung thành
  • Thể hiện con người chân thực nhất và đúng nhất của bạn để thu hút nhóm khách hàng mong muốn
  • Tận dụng sức mạnh của sự kết nối vô hạn để thâm nhập vào các thị trường mới
  • Giáo dục đồng thời nhiều người thay vì từng người
  • Tiếp thị bản thân với chi phí thấp hơn nhiều so với quảng cáo truyền thống
  • Luôn ở trong tâm trí khách hàng mà không cần trực tiếp gặp họ

Một số điều cơ bản cần biết trước khi bắt đầu

Nếu có một thực tế phổ biến về mạng xã hội đối với tư vấn viên thì đó là mỗi nền tảng sẽ có những đối tượng khác nhau và nội dung khác nhau. Đây không phải là tình huống mà một nền tảng phù hợp với tất cả mọi người và bạn chỉ cần sao chép và dán một phần nội dung lên mọi mạng xã hội.

Thay vào đó, hãy tự làm quen với sự khác biệt giữa các nền tảng để hiểu, ví dụ, cách mọi người tương tác tốt nhất với nội dung trên Facebook, LinkedIn, X (trước đây là Twitter), TikTok.

Những loại khách hàng khác nhau sẽ tìm thấy bạn ở những nơi khác nhau dựa trên nội dung và nơi bạn đăng, đồng thời điều quan trọng là những gì bạn nói phải phù hợp với đối tượng bạn nhắm đến. Người nghe có thể học được gì từ bạn? Họ muốn biết điều gì và bao lâu bạn sẽ cung cấp nội dung đó một lần?

Đồng thời, đừng đưa ra giả định về ai đang ở trong không gian kỹ thuật số đó. Các nghiên cứu có thể chỉ ra mạng xã hội cụ thể của thế hệ Y và Z (mang đến cơ hội giáo dục cho những thị trường này theo những cách mà trước đây họ có thể không có được), nhưng điều đó không có nghĩa là mọi người xem bài đăng của bạn đều dưới 40 tuổi. Có khả năng mọi người trên mạng xã hội quan tâm đến hợp đồng bảo hiểm đầu tiên, hoạch định học đại học, hoạch định hưu trí và mọi thứ liên quan.

Ngoài ra, tính chân thực là chìa khóa. Sẽ tốt hơn nếu cộng tác với một chuyên gia thay vì giả vờ là một nguồn thông tin về một điều gì đó mà bạn không biết rõ. Mạng xã hội là nơi bạn có thể thúc đẩy cuộc trò chuyện, bao gồm việc đặt câu hỏi cũng như thích và nhận xét về nội dung trên mạng của bạn ngoài việc đăng nội dung của riêng bạn (và trả lời nhận xét được đăng ở đó). Giống như trong các cuộc trò chuyện ngoại tuyến, việc thể hiện sự quan tâm thực sự sẽ tốt hơn nhiều so với việc chỉ tìm cách bán hàng.

Như bất kỳ sáng kiến nào, hãy bảo đảm bạn hiểu rõ tất cả các quy định có liên quan và nguyên tắc tuân thủ trước khi tham gia vào thế giới mạng xã hội. Trong nhiều trường hợp, bộ phận tuân thủ đòi hỏi phải rà soát kỹ lưỡng nội dung được đăng tải. Điều quan trọng nữa là bảo đảm không có nội dung nhạy cảm nào trên mạng có thể được quy chiếu là của bạn.

Phải làm gì

Biết bản sắc của bạn. Điều này có nghĩa là, bên cạnh những điều khác, các tài khoản trên mạng xã hội của bạn được gắn thương hiệu như thế nào và sử dụng giọng điệu gì. Bảo đảm ảnh, biểu tượng, cách phối màu, văn phong và mọi chi tiết khác được dùng để xác định cách người khác nhìn nhận bạn đều được xem xét và thực hiện chu đáo trên tất cả các nền tảng, để khách hàng xem bạn là nguồn tài nguyên chuyên nghiệp cho dù họ tìm thấy bạn ở đâu . Biết bản sắc của bạn cũng có nghĩa là hiểu lý do tại sao bạn làm điều này ngay từ ban đầu. Bạn có định tạo ra khách hàng tiềm năng không? Xây dựng nhận thức về thương hiệu? Hướng lưu lượng truy cập đến trang web của bạn? Tư vấn viên biết tầm quan trọng của việc biết lý do tại sao và điều đó cũng áp dụng cho mạng xã hội.

Đầu tư vào đặc tính cá nhân hóa. Bài đăng về đội ngũ của bạn hoặc các cá nhân trong nhóm có thể nhận được nhiều lượt tương tác hơn thông tin liên quan đến kinh doanh. Nên nhớ rằng mọi người muốn biết về người khác. Vì vậy, những bài đăng nêu bật cá tính thông qua thông tin, hình ảnh hoặc những cách khác có thể giúp ích rất nhiều trong việc thúc đẩy tương tác và mối quan hệ. Nếu quan tâm, bạn thậm chí có thể nhờ ai đó chụp ảnh và/hoặc quay video cảnh nhân viên của bạn đang làm việc, giúp người xem có trải nghiệm về giờ làm việc trong doanh nghiệp của bạn.

Nhấn mạnh cảm xúc. Giống như những câu chuyện đời thực giúp truyền đạt các khái niệm cho khách hàng, những câu chuyện này và cảm xúc liên quan cũng có thể có hiệu quả thông qua mạng xã hội. Thay vì đăng về sản phẩm hoặc cố gắng bán hàng, hãy mang lại giá trị và đăng những câu chuyện chứng minh tác động của sản phẩm. Mọi người sẽ nhớ những cảm xúc liên quan đến câu chuyện và sau đó hiểu rõ hơn về tác động của việc hoạch định tài chính hoặc những cách khác mà bạn có thể giúp đỡ họ.

Phát triển một quy trình. Mọi người không cần phải nói với tư vấn viên về lợi ích của hoạch định. Đối với mạng xã hội, việc tạo kế hoạch hàng tuần để xác định các chủ đề được đề cập và nội dung được cung cấp sẽ tạo ra sự nhất quán cho bạn và độ tin cậy cho khán giả của bạn. Việc lên lịch đăng bài cũng có thể tạo ra một quy trình hiệu quả để cung cấp nội dung này và điều chỉnh tần suất lý tưởng để đăng bài trên những nền tảng bạn đã chọn, có thể sẽ dao động từ một đến năm bài đăng mỗi tuần trên mỗi nền tảng.

Điều không nên làm?

Nghĩ đó là một thế giới nhỏ bé. Mỗi người lướt mạng xã hội vào một thời điểm khác nhau. Khi bạn xây dựng chiến lược đăng bài, hãy cân nhắc xem bạn đang cố gắng tiếp cận ai, họ ở đâu và khi nào họ có thể xem nội dung của bạn.

Bỏ qua trải nghiệm trước đây. Càng làm bạn càng có nhiều cơ hội để học hỏi trên mạng xã hội. Một số tư vấn viên thậm chí còn khuyên bạn nên xem lại những bài đăng cũ đã nhận được phản hồi mạnh mẽ và đăng lại mục đó. Rốt cục, nếu bài đăng đã cách đây vài năm, những người kết nối mới có thể không nhìn thấy nó, nên đó là một cơ hội để lặp lại thành công trước đó với đối tượng khán giả mới này.

Bỏ sót chi tiết. Ngoài lỗi chính tả và cách trình bày sơ sài khiến người đăng bài có vẻ thiếu chuyên nghiệp, điều quan trọng phải chú ý là bạn đang làm bằng tài khoản nào. Nếu đang sử dụng tài khoản mạng xã hội dành cho doanh nghiệp và nhấp “thích” vào thứ gì đó mà bạn muốn ủng hộ từ tài khoản cá nhân của mình, hành vi đó sẽ hiển thị công khai và có thể không tạo ấn tượng tốt cho những người nhìn thấy nó.

Mong đợi kết quả tức thì. Xây dựng sự hiện diện của bạn không diễn ra ngay lập tức. Sự nhất quán và kiên nhẫn sẽ tạo nên sự bền vững và tác động. Việc xác định những gì bạn coi là thành công, việc đặt mục tiêu, việc so sánh hiệu suất với kỳ vọng và mục tiêu sẽ giúp bạn tập trung vào cả hành trình và kết quả.

Đăng gì?

Cần ý tưởng? Để nhận gợi ý và chủ đề bạn có thể đăng, hãy truy cập mdrt.org/what-to-post.

Cách tiếp cận khác nhau với các nền tảng khác nhau

Những gì hiệu quả trên Facebook sẽ lại không hiệu quả trên Instagram hoặc TikTok. Bạn có muốn tìm hiểu thêm về nội dung nào hiệu quả với nền tảng nào cùng với người dùng trong đấy không? Hãy xem mdrt.org/approaches-for-different-platforms.

Các câu hỏi khác cần xem xét

Bạn có thể quản lý mạng xã hội của mình không hay nên thuê ai đó sáng tạo nội dung và đăng bài cho bạn? Bạn có nên đăng các mục cá nhân không? Việc nghiên cứu khách hàng của bạn trên mạng xã hội có thể loại bỏ các câu hỏi xã giao trong buổi gặp mặt không? Tìm hiểu thêm tại mdrt.org/other-questions-to-consider.